Thư viện pháp luật
THU TIỀN BẢN QUYỀN TÁC PHẨM ÂM NHẠC NHƯ THẾ NÀO
Âm nhạc có tầm ảnh hưởng lớn và được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, làm phong phú đời sống tinh thần của con người và đóng góp đáng kể vào di sản văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang thắc mắc rằng việc khai thác, sử dụng tác phẩm âm nhạc, bản ghi âm, ghi hình của người khác như thế thì có phải được sự đồng ý của tác giả hay không, và có phải trả phí hay không? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của Quý độc giả.
  1. Bản quyền tác phẩm âm nhạc:

Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. (Điều 10 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP). Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: Tác phẩm âm nhạc có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả/đồng tác giả mất; sau khi tác giả mất, người thụ hưởng là người thừa kế theo quy định của pháp luật. Riêng quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn, ngoại trừ quyền công bố tác phẩm (Điều 27 Luật SHTT).
  1. Nghĩa vụ thực hiện Quyền tác giả:

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (Khoản 3 Điều 20 Luật SHTT). Bảo hộ quyền tác giả là hoạt động nhằm tôn vinh, bảo vệ thành quả trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học của các cá nhân đã lao động sáng tạo, cống hiến, đóng góp cho lợi ích công chúng và sự tiến bộ xã hội.
  • Sử dụng tác phẩm âm nhạc nước ngoài: Căn cứ các Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên, việc bảo vệ, quản lý khai thác quyền tác giả thực hiện không chỉ đối với tác phẩm âm nhạc Việt Nam mà còn đối với tác phẩm âm nhạc nước ngoài được sử dụng tại lãnh thổ Việt Nam (Khoản 2 Điều 13 Luật SHTT, Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 22/218/NĐ-CP).
  • Sử dụng nhạc không lời, nhạc hòa tấu:Theo quy định của pháp luật, tác phẩm âm nhạc được bảo hộ không phân biệt có lời hoặc không lời, một phần hay toàn bộ tác phẩm (Điều 10 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP).
  • Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:Khi sử dụng phải xin phép, thỏa thuận trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả, tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm, người nghiên cứu, sưu tầm và lưu giữ tác phẩm (Điều 14, Điều 20, Điều 23 Luật SHTT, Điều 18 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP).
Có phải trường hợp nào sử dụng tác phẩm âm nhạc của chủ sở hữu thì đều phải trả tiền nhuận bút, thù lao hay không? Lưu ý: Không phải mọi trường hợp sử dụng tác phẩm âm nhạc của chủ sở hữu khác đều phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Chỉ trong các trường hợp sau đây thì mới phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng (Không cần phải xin phép, chỉ cần trả tiền nhuận bút, thù lao):
  • Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
  1. Các thức thu tiền nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm âm nhạc

Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất sử dụng tác phẩm và phải trả cho nhiều đối tượng có liên quan khác không chỉ riêng chủ sở hữu quyền tác giả (bao gồm cả tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất); trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Hiện tại, Chính phủ chưa có văn bản quy định về mức nhuận bút thù lao đối với việc khai thác, sử dụng tác phẩm âm nhạc (bản ghi âm, ghi hình), mà để các bên tự thương lượng trên nguyên tắc tự thương lượng thỏa thuận giữa các bên tại Bộ luật dân sự.   Việc bảo vệ quyền tác giả bản ghi âm, ghi hình là như trên là hết sức cần thiết.  Có quy định pháp lý để xử lý các hành vi khai thác, sử dụng tác phẩm mà không xin phép hoặc  không trả tiền nhuận bút, thù lao, cho chủ sở hữu quyền tác giả nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền mạnh tay áp dụng. Bên cạnh đó, việc xâm phạm quyền tác giả ở nước ta khá nhiều nên phần lớn người dân chưa thật sự quan tâm. Chỉ khi nào chủ thể quyền tác giả bị ảnh hưởng đến quyền lợi nghiêm trọng thì họ mới có những hành động pháp lý để bảo vệ mình. Chính vì lẽ đó, trường hợp bạn đọc là Tác giả, chủ sở hữu Quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất có Tác phẩm âm nhạc, bản ghi âm, ghi hình thì cần liên hệ đến Tổ chức đại diện để được tư vấn và thay mặt bạn thu phí của các tổ chức, cá nhận sử dụng.  
BẠN NÊN XEM THÊM

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi