Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
- 1. Quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (2024)
- 1.1. Luật đầu tư nước ngoài vào việt nam quy định như thế nào?
- 1.2. Ai/ chủ thể/ đối tượng nước ngoài nào được nào thành lập công ty tại việt nam
- 1.3. Các loại hình doanh nghiệp/ công ty nào nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập
- 1.4. Tài liệu/ hồ sơ gì? nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị để nộp khi thành lập công ty tại việt nam.
- 1.5. Thành lập công ty nước ngoài tại việt nam mất thời gian bao lâu
- 1.6. Quy trình/ các bước thành lập công ty tại việt nam.
- 2. Các lưu ý khi thành lập công ty nước ngoài tại việt nam
- 3. Các thủ tục pháp lý sau khi thành lập công ty nước ngoài tại việt nam
- 4. Thủ tục và hồ sơ kê khai thuế đối với công ty có vốn nước ngoài tại việt nam
- 5. Thủ tục quy trình đăng ký bảo hiểm bắt buộc của công ty có vốn nước ngoài tại việt nam
- 6. Kê khai hồ sơ điện tử
Quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (2024)
Trong thời kỳ kinh tế hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng để thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài, một trong những tiềm năng phải kể đến như điều kiện kinh tế đang phát triển, vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào với kiến thức chuyên môn vững chắc, kèm theo đó là nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Theo khảo sát đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài, hiện nay số lượng các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng. Chính vì vậy, nhằm để giúp các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ hơn về bản chất cũng như những quy định của Pháp luật Việt Nam về hoạt động đầu tư nêu trên, đồng thời giúp nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp, NVCS xin giới thiệu đến quý khách hàng bài viết như sau:
Luật đầu tư nước ngoài vào việt nam quy định như thế nào?
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua các hình thức như thành lập tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC:
- Trường hợp thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới tại Sở kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Trường hợp Nhà đầu tư trong nước thực hiện đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam, thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở, chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế này. Sau đó, tổ chức kinh tế nơi tiếp nhận nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông lên Sở Kế hoạch và Đầu tư để điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo nội dung của văn bản chấp thuận đã được cấp trước đó
Ai/ chủ thể/ đối tượng nước ngoài nào được nào thành lập công ty tại việt nam
Nhà đầu tư là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên và tổ chức kinh tế nước ngoài có quốc tịch là một trong các nước thành viên của tổ chức WTO thì đều có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
Các loại hình doanh nghiệp/ công ty nào nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp với một trong hai loại hình phổ biến như sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Company Limited – CO., LTD) bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trong đó:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân; thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty cổ phần (Joint Stock Company - JSC): Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Tài liệu/ hồ sơ gì? nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị để nộp khi thành lập công ty tại việt nam.
- Đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư cần cung cấp các loại giấy tờ sau:
|
|
|
|
- Đối với trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư cần cung cấp các loại giấy tờ sau:
|
|
|
|
Thành lập công ty nước ngoài tại việt nam mất thời gian bao lâu
Đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư, thì nhà đầu tư nước ngoài có thể hoàn tất việc thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian từ 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, NVCS có thể xúc tiến thời gian nhanh hơn so với thời gian dự kiến này.
Quy trình/ các bước thành lập công ty tại việt nam.
- Đối với trường hợp thành tổ chức kinh tế có dự án đầu tư, quy trình sẽ gồm các bước sau:
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư;
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty thực hiện dự án đã được cấp ở bước 1;
Bước 3: Làm con dấu công ty;
Bước 4: Khai thuế ban đầu cho công ty và đăng ký chữ ký số cho công ty. Đồng thời công ty và nhà đầu tư tiến hành việc mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để tiến hành việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài theo đúng thời hạn đã cam hết trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
- Đối với trường hợp góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:
Bước 1: Thành lập công ty với 100% vốn Việt Nam và xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã tìm được Tổ chức kinh tế thành lập tại Việt Nam mà họ mong muốn góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thì không cần phải thực hiện bước này.
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam đã được thành lập ở Bước 1;
Bước 3: Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bước 4: Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp cho tổ chức kinh tế hoặc tài khoản vốn đầu tư gián tiếp cho nhà đầu tư để thực hiện việc chuyển vốn về Việt Nam.
Các lưu ý khi thành lập công ty nước ngoài tại việt nam
- về pháp lý địa điểm khi thành lập công ty nước ngoài tại việt nam
Nhà đầu tư phải có địa chỉ trụ sở công ty dự kiến thành lập một cách rõ ràng, trường hợp địa chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh thì phải có số nhà, tên đường cụ thể. Đồng thời, nhà đầu tư phải cung cấp được hợp đồng thuê trụ sở trong trường hợp nhà đầu tư muốn thành lập công ty Việt Nam theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế có dự án đầu tư.
Lưu ý: Luật Nhà ở nghiêm cấm việc sử dụng địa chỉ chung cư có chức năng để ở làm địa chỉ trụ sở công ty, do đó nếu nhà đầu tư muốn sử dụng địa chỉ nằm trong chung cư thì nhà đầu tư phải cung cấp một trong các loại giấy tờ để chứng địa chỉ có chức năng kinh doanh thương mại, ví dụ như nhận của chủ đầu tư, hợp đồng thuê nhà với chủ đầu tư…
- Về vốn điều lệ khi thành lập công ty nước ngoài tại việt nam
Pháp luật Việt Nam không giới hạn về mức vốn điều lệ cũng như số vốn đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến đầu tư vào Việt Nam, việc này phụ thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề gì để đảm bảo đủ tài chính để có thể vận hành và thực hiện kinh doanh của công ty.
Đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư: Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đối với trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thì nhà đầu tư sẽ dưa vào số vốn điều lệ của tổ chức kinh tế thành lập tại Việt Nam và khả năng tài chính của mình để quyết định số vốn đầu tư cho phù hợp, trong trường hợp này số vốn đầu tư của nhà đầu tư sẽ là một phần của vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế đó.
- Ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài tại việt nam
Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam để thực hiện các ngành nghề mà được quy định trong Biểu cam kết 318/WTO/CK dịch vụ giữa Việt Nam và các nước thành viên của WTO.
(Tham khảo biểu cam kết theo đường link sau đây: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Cam-ket-318-WTO-CK-dich-vu-15435.aspx)
- Các ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài tại việt nam
Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm 59 ngành nghề theo biểu cam kết WTO như sau:
1. Sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình.
2. Sản xuất, phân phối, chiếu các chương trình ti vi và các tác phẩm ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh.
3. Cung cấp dịch vụ phát thanh và truyền hình.
4. Bảo hiểm; ngân hàng; kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ khác liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán.
5. Dịch vụ bưu chính, viễn thông.
6. Dịch vụ quảng cáo.
7. Dịch vụ in, dịch vụ phát hành xuất bản phẩm.
8. Dịch vụ đo đạc và bản đồ.
9. Dịch vụ chụp ảnh từ trên cao.
10. Dịch vụ giáo dục.
11. Thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu và khí.
12. Thủy điện, điện gió ngoài khơi và năng lượng hạt nhân.
13. Vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường sông, đường biển, đường ống.
14. Nuôi, trồng thủy sản.
15. Lâm nghiệp và săn bắn.
16. Kinh doanh đặt cược, casino.
17. Dịch vụ bảo vệ.
18. Xây dựng, vận hành và quản lý cảng sông, cảng biển và sân bay.
19. Kinh doanh bất động sản.
20. Dịch vụ pháp lý.
21. Dịch vụ thú y.
22. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam.
23. Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật.
24. Dịch vụ du lịch.
25. Dịch vụ sức khỏe và dịch vụ xã hội.
26. Dịch vụ thể thao và giải trí.
27. Sản xuất giấy.
28. Sản xuất phương tiện vận tải trên 29 chỗ.
29. Phát triển và vận hành chợ truyền thống.
30. Hoạt động Sở giao dịch hàng hóa.
31. Dịch vụ thu gom hàng lẻ ở nội địa.
32. Dịch vụ kiểm toán, kế toán, sổ sách kế toán và thuế.
33. Dịch vụ thẩm định giá; tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
34. Dịch vụ liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp.
35. Sản xuất, chế tạo máy bay.
36. Sản xuất, chế tạo đầu máy và toa xe đường sắt.
37. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá.
38. Hoạt động của nhà xuất bản.
39. Đóng mới, sửa chữa tàu biển.
40. Dịch vụ thu gom chất thải, dịch vụ quan trắc môi trường.
41. Dịch vụ trọng tài thương mại, hòa giải trọng tài.
42. Kinh doanh dịch vụ logistics.
43. Vận tải biển ven bờ.
44. Canh tác, sản xuất hoặc chế biến các loại cây trồng quý hiếm, chăn nuôi gây giống động vật hoang dã quý hiếm và chế biến, xử lý các động vật hay cây trồng này, bao gồm cả động vật sống và các chế phẩm từ chúng;
45. Sản xuất vật liệu xây dựng.
46. Xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan.
47. Lắp ráp xe gắn máy.
48. Dịch vụ liên quan đến thể thao, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, và các hoạt động vui chơi, giải trí khác.
49. Dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không; dịch vụ kỹ thuật mặt đất tại cảng hàng không, sân bay; dịch vụ cung cấp suất ăn trên tàu bay; dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không.
50. Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ lai dắt tàu biển.
51. Dịch vụ liên quan đến di sản văn hóa, quyền tác giả và quyền liên quan, nhiếp ảnh, ghi hình, ghi âm, triển lãm nghệ thuật, lễ hội, thư viện, bảo tàng;
52. Dịch vụ liên quan đến xúc tiến, quảng bá du lịch.
53. Dịch vụ đại diện, đại lý tuyển dụng và đặt lịch, quản lý cho nghệ sỹ, vận động viên.
54. Dịch vụ liên quan đến gia đình.
55. Hoạt động thương mại điện tử.
56. Kinh doanh nghĩa trang, dịch vụ nghĩa trang và dịch vụ mai táng.
57. Dịch vụ gieo hạt và phun thuốc hóa chất bằng máy bay.
58. Dịch vụ hoa tiêu hàng hải;
59. Các ngành, nghề đầu tư theo cơ chế thí điểm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Để biết thêm chi tiết về các điều kiện để được thực hiện đầu tư các ngành nghề này tại Việt Nam, bạn có thể truy cập theo đường link sau hoặc liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể: https://vietnaminvest.gov.vn/SitePages/News_Detail.aspx?ChuyenMuc=3&ItemId=16
Các thủ tục pháp lý sau khi thành lập công ty nước ngoài tại việt nam
Thủ tục và hồ sơ mở tài khoản góp vốn và chuyển tiền đầu tư từ nước ngoài vào việt nam
Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp:
+ Phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
+ Tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó tại 01 (một) ngân hàng được phép;
+ Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép nơi đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Hiện tại, NVCS có liên kết với Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) để hỗ trợ khách hàng mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp miễn phí.
Thủ tục và hồ sơ kê khai thuế đối với công ty có vốn nước ngoài tại việt nam
- Các hoạt động mà công ty phải làm ngay sau khi thành lập:
+ Treo bảng hiệu công ty;
+ Mua chữ ký số (chứng thư số/token)
+ Mở tài khoản ngân hàng công ty
- Các công ty được thành lập từ năm 2021 trở về sau sẽ được miễn thuế môn bài của năm đầu tiên. Mức tiền thuế môn bài sẽ phụ thuộc vào số vốn điều lệ của công ty, cụ thể:
+ 2.000.000 đồng đối với công ty có vốn điều lệ từ 10.000.000.000 đồng trở xuống;
+ 3.000.000 đồng đối với công ty có vốn điều lệ trên 10.000.000.000 đồng.
- Sau khi công ty được thành lập, công ty có nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế ban đầu cho công ty, thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
+ Hình thức kế toán
+ Quyết định bổ nhiểm giám đốc/phụ trách kế toán
+ Đăng ký tài khoản ngân hàng (mẫu 08)
- Tương tự như công ty có 100% vốn Việt Nam, các công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam có nghĩ vụ lập và gửi các loại báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm theo quy định cho cơ quan quản lý thuế của mình. Riêng đối với báo cáo tài chính cuối năm của công ty thì bắt buộc phải được kiểm toán bởi đơn vị có chức năng kiểm toán theo quy định.
Thủ tục quy trình đăng ký bảo hiểm bắt buộc của công ty có vốn nước ngoài tại việt nam
Đơn vị cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ:
- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội/điều chỉnh thông tin (mẫu TK3-TS);
- Danh sách chi tiết người lao động đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. (theo mẫu D02-TS)
- Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS)
- Bản sao y giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- Bản sao CCCD của người lao động tham gia BHXH
Lưu ý:
Mẫu TK3-TS được áp dụng với những doanh nghiệp cần đăng ký cấp mã đơn vị trong lần đầu tiên tham gia BHXH.
Mẫu D02-TS được dùng để kê khai danh sách người lao động đủ điều kiện tham gia BHXH theo quy định bắt buộc. Đây là mẫu bắt buộc phải có trong thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu cho doanh nghiệp.
Mẫu TK1-TS áp dụng với người lao động chưa có mã số BHXH.
Ngoài giấy tờ trên nêu trên, trong hồ sơ của mình, doanh nghiệp cần đính kèm:
Hợp đồng lao động mà doanh nghiệp ký với người lao động
Trình tự, thủ tục thực hiện
Căn cứ điều 31, 32 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 (sửa đổi, bổ sung), thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu gồm các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ
Người lao động làm việc tại đơn vị sử dụng lao động: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu đối với người lao động; nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động.
Người lao động làm việc ở nước ngoài: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu đối với người lao động; đóng qua đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Đơn vị sử dụng lao động: Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng đối với người lao động đã được cấp mã số BHXH; Hướng dẫn người lao động lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người lao động chưa được cấp mã số BHXH (kể cả trường hợp người lao động không nhớ mã số BHXH); nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Trường hợp đơn vị chưa được cấp mã đơn vị tham gia BHXH, đơn vị sẽ nộp tờ khai TK3-TS cho cơ quan BHXH để xin cấp mã đơn vị.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết.
Theo quy định điểm 1.2 khoản 1 Điều 23 tại Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017, thời hạn giải quyết không quá 5 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Đăng ký tài khoản điện tử
1. Sau khi gửi hồ sơ bưu điện, BHXH sẽ nhận hồ sơ và xử lý như sau (trong khoảng thời gian 5 ngày sau khi tiếp nhận):
- TH1: BHXH gọi điện đọc Mã đơn vị
- TH2: BHXH gửi mã hồ sơ kèm mã đơn vị về email đã đăng ký
2. Đăng ký tài khoản điện tử:
- Truy cập vào trang dịch vụ công theo đường dẫn sau:
https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/index
- Thực hiện đăng ký tài khoản (xem file hướng dẫn)
- Đăng nhập
- Chọn “Nhập vào từ BHXH” để tải dữ liệu lao động:
+ Nếu xuất hiện thông tin lao động thì hồ sơ đã hoàn tất => Tra cứu quá trình xem có đúng chưa
+ Nếu không xuất hiện thông tin lao động: thì check lại với cơ quan BHXH => nếu BHXH nói phải lập hồ sơ điện tử thì nộp hồ sơ theo mã 600 tăng mới
Kê khai hồ sơ điện tử
Tạo lao động mới
- Mẫu trong mục quản lý lao động và những điểm cần lưu ý
- Thông tin người lao động
- Nhập mã số BHXH trong trường hợp người đó đã có mã số BHXH
- Trạng thái: Chọn nội dung phù hợp với tình trạng hiện tại của NLĐ
- Phòng ban và chức vụ: Nhập theo nội dung KH gửi
- Thông tin tham gia BHXH, BHYT
- Số HĐ: ghi theo số HĐ mà KH cung cấp
Trong TH KH không có HĐ lao động, quy tắc viết số HĐ như sau:
Quy ước cách ghi số Hợp đồng:
+ Trường hợp tăng mới đầu tiên trong năm sẽ lấy số hợp đồng là 01 và cứ thế tăng lên
+ Ngày hiệu lực sẽ là ngày đầu tiên của tháng tham gia
*Ví dụ: Nhân viên tham gia từ tháng 02/2023, là trường hợp nhân viên tăng đầu tiên của Đơn vị trong năm 2023
Số hợp đồng như sau: Hợp đồng số 01/2023/HĐLĐ
- Loại HĐ: Xác định thời hạn/ không xác định thời hạn (tùy theo thông tin KH cung cấp)
- Ngày hiệu lực: Ngày đầu tiên của tháng bắt đầu đăng ký BHXH cho NLĐ
- Nơi đăng ký KCB: Nhập theo thông tin của KH cung cấp (Nhớ check xem mã đó có nhận đăng ký hay không)
Bước 4. Nhận Sổ BHXH
- Thời gian đăng ký
Tổng thời gian đăng ký là từ 7-8 ngày làm việc. Trong đó, thời gian để cơ quan BHXH cấp mã đơn vị là khoảng 1-2 ngày làm việc, thời gian cơ quan BHXH cấp sổ BHXH và thẻ bảo hiểm y tế là 5 ngày.
- Phương thức đóng bảo hiểm
Người lao động: đóng hàng tháng. Đối với NLĐ đi làm việc tại nước ngoài có ký kết Hợp đồng Lao động thì đóng 3, 6 hoặc 12 tháng/lần. Hoặc theo Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng có thể đóng 1 lần theo thời hạn được ghi trong hợp đồng.
Người sử dụng lao động: đóng hàng tháng. Hoặc theo Điều 86 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NSDLĐ có thể đóng hàng tháng, 3 hay 6 tháng/lần khi trả lương cho NLĐ theo khoán hoặc theo sản phẩm. Điều này áp dụng cho các công ty hoạt động ở một số lĩnh vực như nông - lâm - ngư - diêm nghiệp.
- Thủ tục, hồ sơ xin visa doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài vào việt nam
Để hoàn chỉnh hồ sơ xin Visa nhập cảnh Việt Nam, Quý khách hàng vui lòng cung cấp cho NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ các giấy tờ sau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý: Đối với những giấy tờ của công ty vui lòng gửi hình chụp/bản scan qua zalo cho NVCS kiểm tra trước sau đó chúng tôi sẽ gửi đến bạn báo giá cụ thể
- thủ tục, hồ sơ xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại việt nam
Để hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài, Quý khách hàng vui lòng cung cấp cho NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ các giấy tờ sau:
To complete the profiles for granting work permits to foreigners, customers please give NGUYEN AND CONG SU following documents:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Trường hợp thời gian cư trú tại VN của người nước ngoài dưới 6 tháng thì không cần mục này.
(*) If the period of residence of foreigners in VN under 6 months do not need this item.
(**) Nếu thực hiện tại Việt Nam, Giấy chứng nhận sức khỏe phải do các bệnh viện sau đây khám: Bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất, Pháp Việt, 115, Vạn Hạnh, Columbia, Bệnh viện quận Thủ Đức. Nếu thực hiện ở nước ngoài, phải được dịch thuật công chứng hợp pháp hóa lãnh sự.
(**)If the health certificate issued in Viet Nam, health certificate must be made by the examinations of 1 in hospitals following: Cho Ray Hospital, Thong Nhat Hospital, Vietnamese – French Hospital, 115 Hospital, Van Hanh Hospital, Columbia International Hospital, Thu Duc Hospital.
Lưu ý: Tất cả giấy tờ do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam, dịch công chứng.
Note: All documents issued by foreign countries must be consularly legalized, except for the cases in which consular legalization is expired according to the International Agreements, be translated into Vietnamese, and authenticated in accordance with Vietnam’s law.
Cách thực hiện:
- Bước 1:
Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động nộp hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
- Bước 2:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội in và phát hành thống nhất (nội dung của giấy phép lao động theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP). Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động, sau khi được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Nơi tiếp nhận và trả kết quả:
Bộ phận Một cửa – Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM, địa chỉ: 159 Pasteur, phường Võ Thị Sáu, quận 3
Lệ phí: 600.000 đồng (Sáu trăm nghìn đồng)
- thủ tục, hồ sơ xin thẻ cư trú cho nhà đầu tư nước ngoài tại việt nam
Để hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú, Quý khách hàng vui lòng cung cấp cho NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ các giấy tờ sau:
To complete the profiles for temporary residence cards, customers please give NVCS following documents:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an:
333-335-337 Nguyễn Trãi, Q.1, TP Hồ Chí Minh.
Thời gian nộp hồ sơ:
- Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ).
b) Thời gian trả kết quả:
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ).
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu NA6 đối với cơ quan, tổ chức, NA7 đối với cá nhân);
b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (NA8)
c) Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp thẻ tạm trú là một trong các loại giấy tờ như: giấy phép lao động hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh đủ điều kiện cấp thẻ tạm trú;
đ) 02 ảnh cỡ 2x3 cm (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh rời);
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- Thời hạn giải quyết: không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
- Phí/Lệ phí (nếu có):
+ Thẻ tạm trú có thời hạn không quá 02 năm: 145 USD/thẻ
+ Thẻ tạm trú có thời hạn từ trên 02 năm đến 05 năm: 155 USD/thẻ
+ Thẻ tạm trúcó thời hạn từ trên 05 năm đến 10 năm: 165 USD/thẻ
III. Các lưu ý khác đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam;
- Các loại giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại và sau đó các tài liệu này phải được dịch công chứng sang Tiếng Việt.
- Nhà đầu tư phải lưu ý về thời hạn góp vốn đã cam kết theo nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp để tránh bị phạt do trễ hạn góp vốn theo quy định.
- Về chuyển lợi nhuận và vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại việt nam:
Nhà đầu tư có thể thực hiện việc chuyển lợi nhuận về nước cào một trong các thời điểm:
+ Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hằng năm;
+ Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam
Điều kiện để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:
+ Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hằng năm :
Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển hàng năm số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài khi kết thúc năm tài chính, sau khi doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm tài chính cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
+ Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam:
Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam sau khi doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Phương thức chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:
Lợi nhuận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
+ Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền thì phải chuyển thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
+ Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện vật và thực hiện quy đổi giá trị hiện vật theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá và quy định của pháp luật liên quan.
Liên hệ tư vấn miễn phí:
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Phone: +84 919195939 (WhatsApp, Viber, linkedin…);
Business lawyer profile :https://nvcs.vn/leader/nguyen-thanh-tuu