Thư viện pháp luật
THỦ TỤC NHẬN TRỢ CẤP THAI SẢN

 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỂ NHẬN TRỢ CẤP THAI SẢN

  1. Trợ cấp thai sản là gì?

Trợ cấp thai sản là chế độ chi trả trợ cấp bằng vật chất cho người lao động nữ tham gia BHXH hoặc chồng của người lao động nữ không tham gia BHXH khi mang thai và sinh con, lao động nữ mang thai hộ, nhờ mang thai hộ và nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, đặt vòng tránh thai hoặc lao động thực hiện biện pháp triệt sản. [caption id="attachment_1705" align="alignnone" width="640"]tro-cap-thai-san nguồn: internet[/caption]
  1. Đối tượng nhận trợ cấp thai sản

  • Lao động nữ mang thai (được hưởng chế độ liên quan đến khám thai)
  • Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi. Trường hợp nữ sinh con nếu phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đáp ứng điều kiện đóng BHXH đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con và tổng thời gian đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên.
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước ngày con được sinh ra;
  • Lao động nữ đang đóng BHXH đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con.
(Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
  1. Thời gian, mức hưởng chế độ thai sản

    • Thời gian hưởng chế độ thai sản

      • Thời gian hưởng chế độ khám thai:

Lao động nữ mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. (Theo khoản 1 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
  • Thời gian hưởng chế độ sinh con

- Lao động nữ đang đóng BHXH khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con tổng cộng là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh nhiều con trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 01 tháng. (Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiễm xã hội 2014) ( Ví dụ sinh ba thì được nghỉ việc hưởng chế độ 06 + 01 + 01 = 08 tháng) - Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con thì được nghỉ việc và hưởng chế độ  như sau: + 05 ngày đối với trường hợp vợ sinh thường; + 07 ngày đối với trường hợp vợ sinh con mà phải phẫu thuật hoặc sinh khi thai dưới 32 tuần tuổi; + Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày, từ sinh ba trở lên thì cộng thêm 03 ngày/con; + Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà sinh con phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. - Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014. - Trường hợp người mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp mà chết thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. [caption id="attachment_1706" align="alignnone" width="800"]bao hiem thai san nguồn: internet[/caption]
  • Thời gian hưởng chế độ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: + 10 ngày đối với thai dưới 05 tuần tuổi; + 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; + 40 ngày đối với trường hợp thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; + 50 ngày đối với trường hợp thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
  • Thời gian hưởng chế độ đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

- Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiễm xã hội 2014. Trong trường hợp giao đứa trẻ trước 60 ngày tuổi thì người mang thai hộ  được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tuổi. - Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi đứa trẻ đủ 06 tháng tuổi.
  • Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH  và đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội thì chỉ 01 người được nghỉ việc hưởng.
  • Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Khi thực hiện biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh. Thời gian nghỉ việc tối đa như sau: + 07 ngày khi lao động nữ đặt vòng tránh thai; + 15 ngày đối với lao động nam hoặc nữ thực hiện biện pháp triệt sản.
  • Mức hưởng chế độ thai sản

Mức hưởng theo tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ. Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức bình quân tính theo bình  quân của các tháng đã đóng BHXH. Mức hưởng theo ngày bằng mức hưởng tháng /24 ngày. Ngoài mức hưởng trên, lao động nữ còn được hưởng chế độ sau:

- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nhận khoản trợ cấp cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở. Trường hợp nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được nhận khoản trợ cấp cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở năm 2020 là: 1.490.000 đồng)

- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Lao động nữ sau 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ sinh con mà sức khỏe chưa phục hồi, chưa thể đi làm được thì được nghỉ việc để dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ: + Tối đa 10 ngày đối với sinh đôi trở lên; + Tối đa 07 ngày đối với sinh con phải phẫu thuật; + Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp còn lại. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (mức lương cơ sở năm 2020 là: 1.490.000 đồng). [caption id="attachment_1707" align="alignnone" width="800"]dịch vụ bảo hiểm thai sản nguồn: internet[/caption]
  1. Thủ tục để nhận trợ cấp đối với chế độ thai sản.

    • Người lao động cần chuẩn bị
- Bản sao giấy chứng sinh/giấy khai sinh hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết. - Chứng nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền trong trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai; nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật -  Xác nhận của Doanh nghiệp về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại; làm việc thường xuyên ở nơi có khu vực hệ số 0,7 trở lên.
  • Người sử dụng lao động cần chuẩn bị:
- Bản chính danh sách đề nghị hưởng chế độ thai sản (Mẫu 01B-HSB) (hồ sơ 630b).
  • Quy trình

Bước 1. Người lao động nộp hồ sơ gồm các minh chứng cho người sử dụng lao động. Bước 2. Doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ (Mẫu 01B-HSB) (hồ sơ 630b) trên cổng Giao dịch điện tử của BHXH Việt Nam, Ký điện tử và nộp các tài liệu liên quan đến BHXH Doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ Tiếp nhận hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động để xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động. Bước 4. Nhân trợ cấp Hình thức nhận trợ cấp do Doanh nghiệp tự chọn và nêu rõ trong hồ sơ, bao gồm các hình thức sau đây: - Thông qua tài khoản ATM của người lao động. - Thông qua tài khoản đơn vị sử dụng lao động. - Trực tiếp tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tiền và đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH. Để được tư vấn một cách chi tiết về các dịch vụ pháp lý của NVCS, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây: CÔNG TY TNHH LUẬT QUỐC TẾ NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ Địa chỉ: Lầu 1, 170-170bis Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 73 012 456 (lines 30) Fax: (028) 62 91 67 95 Hotline: 0916 303 656  Email: luatsu@nvcs.vn Website: nvcs.vn  
BẠN NÊN XEM THÊM

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi