Thư viện pháp luật
THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
  Trong thời buổi kinh tế mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài càng nhiều. Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài cần phải nắm rõ những quy định của pháp luật dưới đây để xin cấp Giấy phép lao động.

Thứ nhất, về điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 Bộ luật lao động, Khoản 1 Điều 4 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH, trước ít nhất 30 ngày kể từ khi dự kiến sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động trừ nhà thầu gửi báo cáo giải trình về việc sử dụng người lao động nước ngoài đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây được viết tắt là cơ quan chấp thuận) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan chấp thuận (trừ những trường hợp quy định tại định tại các Khoản 4, 5 và 8 Điều 172 của Bộ luật lao động và Điểm e, Điểm h Khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP). Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi, cơ quan có thẩm quyền ra thông báo chấp thuận hoặc từ chối sử dụng người lao động nước ngoài tới người sử dụng lao động. - Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định 1541/QĐ-UBND năm 2016 về ủy quyền xem xét chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP, tại TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được ủy quyền tiếp nhận, xem xét chấp thuận cho từng người sử dụng lao động việc sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc. Do vậy, tại TP. Hồ Chí Minh, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin giải trình nhu cầu sử dụng lao động (mẫu số 01 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thứ hai, về điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật lao động, công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực và hành vi dân sự đầy đủ; - Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; - Không phải là người đang phạm tội hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự dựa theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; - Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật lao động và khoản 2 điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, cụ thể: Điều 172 Bộ luật lao động quy định: “1. Là thành viên đang góp vốn hay là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn. 2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. 3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. 4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ. 5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hay có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được. 6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư. 7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý của nhà nước về lao động cấp tỉnh. 9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ Khoản 2 điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định: “a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải; b) Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định, thỏa thuận trong những điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài; c) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin và báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; d) Được cơ quan hay tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy hoặc nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hay tổ chức quốc tế tại VN hoặc được Bộ Giáo dục - Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam; đ) Tình nguyện viên được xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hay tổ chức quốc tế tại Việt Nam; e) Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia hay nhà quản lý hoặc giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới ba mươi ngày và thời gian cộng dồn không quá chín mươi ngày trong một năm; g) Vào Việt Nam để thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan hay tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật; h) Học sinh hay sinh viên đang học tập tại các trường hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan hay tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; i) Thân nhân của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại VN làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên có quy định khác; k) Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; l) Các trường hợp ngoại lệ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.” - Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại VN phải tuân theo đúng pháp luật lao động của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và cũng được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Do vậy, nếu người lao động nước ngoài không rơi vào các trường hợp loại trừ điều kiện xin Giấy phép lao động nêu trên thì người lao động nước ngoài phải được cấp Giấy phép lao động mới được làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Thứ ba, về thủ tục xin giấy phép lao động

- Sau khi người sử dụng lao động nhận được văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài như đã phân tích ở trên thì người sử dụng lao động sẽ phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho người lao động tại Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc theo thủ tục sau: - Theo đó, cần xác định ví trí công việc mà người lao động nước ngoài sẽ đảm nhận doanh nghiệp (là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, theo khoản 3 điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ-CP) để chuẩn bị các tài liệu tương ứng được quy định cụ thể tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP: “1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn mười hai tháng, kể từ khi ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ. 3. Phiếu lý lịch tư pháp hay văn bản xác nhận là người lao động nước ngoài không phải  người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã và đang cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần có phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp hay văn bản xác nhận là người lao động nước ngoài không phải người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá sáu tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ. 4. Văn bản chứng minh là nhà quản lý hay giám đốc điều hành hoặc chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây: a) Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài; c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không, do cơ quan có thẩm quyền của VN cấp đối với phi công nước ngoài; d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay. 5. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. 6. Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật. 7. Các giấy tờ có liên quan đến người lao động nước ngoài a) Đối với người lao động là người nước ngoài theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại  doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại VN ít nhất mười hai tháng; b) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm C Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận  được ký kết giữa đối tác phía VN và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; c) Đối với người lao động là người nước ngoài theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Vn được ít nhất hai năm; d) Đối với người lao động là người nước ngoài theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động từ nước ngoài vào VN để đàm phán cung cấp dịch vụ; đ) Đối với người lao động là người nước ngoài theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ của nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; e) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động là người nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó; g) Đối với người lao động là người nước ngoài theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Nghị định này mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập và hiện diện tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó. 8. Hồ sơ để đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt a) Đối với người lao động là người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng một vị trí công việc ghi trên giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm giấy tờ quy định tại các điều Khoản 1, 5, 6 và 7 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp; b) Đối với người lao động là người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động dựa theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại những Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp; c) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Lao động mà có nhu cầu làm việc tiếp tại cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động bao gồm các giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6 và 7 Điều này và văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động; d) Trường hợp người lao động nước ngoài tại các Điểm a, b và c Khoản này đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày năm tháng chín năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 3 Nghị định này. 9. Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực các giấy tờ a) Các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực. Nếu những giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trong trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo những quy định của pháp luật, dịch ra tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các giấy tờ theo quy định tại Khoản 7 Điều này là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép lao động cho người lao động là người nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không được cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.” - Thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động: Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động (Khoản 1 Điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP); - Thời gian giải quyết hồ sơ: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Khoản 2 Điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP); - Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh; - Kết quả giải quyết hồ sơ: Giấy phép lao động hoặc công văn từ chối
BẠN NÊN XEM THÊM

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi