Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (
theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do cơ quan thuộc Nhà nước tổ chức mà người lao động thuộc trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật phải tham gia (
theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
-
Những đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc
Căn cứ khoản
1, 2 và 4 điều 2 luật BHXH 2014 qui định những đối tượng sau đây bắt buộc phải tham gia BHXH bắt buộc
- Người lao động theo hợp đồng không xác định thời hạn làm việc, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ, bán thời gian hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn hợp đồng từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn lao động từ đủ một tháng đến dưới 03 tháng;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý công ty doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại VN có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý:
Những người lao động làm việc từ hai nơi trở lên thì: Đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất; đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ theo Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
-
Các chế tài áp dụng đối với các hành vi không tham gia BHXH bắt buộc
Các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định
1, 2 và 4 điều 2 luật BHXH 2014 được nêu phía trên bắt buộc phải tham gia BHXH theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp không thực hiện theo đúng quy định, sẽ phải chịu các chế tài theo quy định:
- Xử phạt hành chính đối với các hành vi không tham gia BHXH bắt buộc
Cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động, nếu chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi được quy định cụ thể tại Điều 38 Nghị định 28/2020 như sau:
“Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
- Phạt tiền từ năm trăm đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- a) Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội;
- b) Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
- c) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
- a) Chậm đóng bhxh bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp,
- b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
- c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.
- Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Biện pháp khắc phục hậu quả
- a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5,6 Điều này;
- b) Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều này từ 30 ngày trở lên
- Truy cứu trách nhiệm Hình sự đối với hành vi không tham gia BHXH bắt buộc
Trường hợp không thực hiện đúng quy định về tham gia BHXH bắt buộc còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể theo quy định tại
Điều 216 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động như sau:
“Điều 216. Tội trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
- Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm:
- a) Trốn tránh đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
- a) Phạm tội 02 lần trở lên;
- b) Trốn đóng bảo hiểm từ 30 triệu đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới hai trăm người;
- d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
- b) Trốn đóng bảo hiểm cho trên 200 người;
- c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân là thương mại phạm tội quy định tại Điều này , thì bị phạt như sau:
- a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
- b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”
Như vậy, có thể thấy, đối tượng chịu sự tác động của Điều luật này là “người nào có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động…”.
Tuy hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nhưng kế toán thường là những người trực tiếp xử lý vấn đề đóng/không đóng BHXH cho người lao động.
Dù do nguyên nhân chủ quan hay khách quan để dẫn đến tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội thì cá nhân hay doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng đều sẽ bị pháp luật xử lý thích đáng. Chính vì vậy, doanh nghiệp/ người lao động cần phải chủ động cập nhật kiến thức pháp luật về vấn đề Bảo hiểm xã hội nói riêng và các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan nói chung để có thể tuân thủ đúng quy định của pháp luật.