Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Như thế nào được gọi là con chung sau khi ly hôn?
Căn cứ tại Điều 88 Luật hôn nhân & gia đình năm 2014 thì con chung được công nhận theo các điều kiện sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kì hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng kí kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
- Trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Bên cạnh đó, tại Điều 94 Luật hôn nhân gia đình 2014 còn quy định trong trường hợp mang thai hộ là con được sinh ra trong trường hợp mang thai hộ và vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. Và kể cả những trường hợp nhận nuôi con nuôi trong thời kỳ hôn nhân cũng được xem là con chung của hai vợ chồng.
THAM KHẢO: TRÁCH NHIỆM CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN
Giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con chung sau khi ly hôn
Điều kiện để con còn phụ thuộc cha mẹ
Là người chưa thành niên;
Đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;
Con đã thành niên như không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi chính bản thân mình.
Nguyên tắc để Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con chung sau ly hôn
- Tòa án sẽ xem xét và quyết định ai là người có quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con dựa vào điều kiện cũng như khả năng của các bên để mang lại quyền lợi tốt nhất về mọi mặt cho con.
- Đối với con trên 07 tuổi thì Tòa phải tôn trọng và xem xét ý kiến của con muốn sống cùng ba hay mẹ.
- Đối với con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, Tòa sẽ ưu tiên giao cho mẹ nuôi.
Điều kiện để đảm bảo quyền nuôi con chung sau khi ly hôn
i/ Điều kiện về vật chất
Người muốn giành quyền nuôi con phải đảm bảo điều kiện về mặt vật chất như: có chỗ ở; đảm bảo cho con được đi học, được học tập và người đó phải có khả năng lao động và tạo ra thu nhập để nuôi con;…
ii/ Điều kiện về tinh thần
Không chỉ chứng minh điều kiện về vật chất mà còn phải có cả điều kiện về tinh thần. Người giành quyền nuôi con phải đảm bảo về thời gian chăm sóc, sinh hoạt, vui chơi cùng còn; có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng và bên cạnh đó còn có các yếu tố về đạo đức; tình cảm giành cho con cũng như phải đảm bảo về trình độ học vấn, nhân thân tốt không có tiền án tiền sự nào,…
THAM KHẢO: LUẬT SƯ TƯ VẤN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Các giấy tờ chứng minh cần chuẩn bị khi giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con chung sau khi ly hôn
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê nhà dài hạn để chứng minh về điều kiện vật chất rằng có nhà ở để nuôi con.
Hợp đồng lao động, Bảng lương, Sao kê tài khoản;… những giấy tờ này để chứng minh có đủ điều kiện kinh tế để lo cho con có một cuộc sống đầy đủ không thiếu thốn.
Tuy nhiên, ngoài những giấy tờ, tài liệu chứng minh cho khả năng của bản thân thì còn phải chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ để chứng minh rằng bên kia không đủ điều kiện để nuôi con. Ví dụ như: Chứng minh hành vi bạo lực gia đình, Chứng minh bên kia có tiền án tiền sự,…