-
Trợ cấp ốm đau là gì?
Trợ cấp ốm đau là một chế độ chi trả trợ cấp của cơ quan BHXH cho người lao động tham gia BHXH trong trường hợp người lao động phải nghỉ việc vì ốm đau, bệnh tật, không được hưởng lương trong những ngày ốm đau, bệnh tật.
[caption id="attachment_1786" align="alignnone" width="1000"]

nguôn: internet, trợ cấp ốm đau[/caption]
-
Đối tượng nhận trợ cấp ốm đau:
- Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
(Theo khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Lao động nữ đang tham gia BHXH bắt buộc đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc trường hợp nghỉ ốm đau hoặc nghỉ để chăm sóc con dưới 07 buổi bị ốm đau (Theo khoản 1 Điều 3 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
-
Thời gian, mức hưởng chế độ ốm đau
Theo quy định tại Điều 27 Luật BHXH 2014 và Căn cứ theo Điều 5, 6 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH quy định chi tiết về thời gian và mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động đóng BHXH như sau:
3.1. Đối với bản bản thân người lao động bị ốm
+ Thời gian hưởng
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng:
- Tối đa là 30 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- Tối đa là 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Tối đa là 60 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
- Với ngành nghề nặng nhọc, độc hại: được thêm 10 ngày/năm so với điều kiện bình thường.
+ Mức hưởng
3.2. Đối với trường hợp ốm dài ngày
- Điều kiện hưởng:
Người lao động bị ốm đau và phải nghỉ việc để điều trị đối với các bệnh phải điều trị dài ngày được quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 46/2016 của Bộ Y tế, gồm 332 loại bệnh, ví dụ:
+ Bỏng tổn thương trên 30% bề mặt cơ thể
+ Chấn thương sọ não có di chứng hoặc biến chứng;
+ Viêm thận lupus
+ Đau cột sống
+ Gãy xương bệnh lý
+ Bệnh Gút
+ Viêm da cơ địa
+ Xơ gan hóa và xơ gan
+ Viêm tai giữa mạn tính,...
- Thời gian hưởng.
Theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có thẩm quyền:
+ 180 ngày bao gồm nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần (trong những ngày này được hưởng 75%).
+ Nếu thời gian nghỉ quá 180 ngày thì chỉ được hưởng tối đa bằng thời gian đóng BHXH.
+ Mức hưởng
Mức hưởng:
- Mức hưởng theo tháng
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày |
= |
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x |
Tỷ lệ hưởng (%) |
x |
Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
|
- Mức hưởng theo ngày:
- 180 ngày đầu thì được hưởng theo tỷ lệ 75%/1 ngày nghỉ hưởng chế độ
- Ốm dài ngày >180 ngày. Những ngày sau thì hưởng theo tỉ lệ sau:
+ Nhận theo tỉ lệ 65% nếu đóng BHXH > 30 năm.
+ Nhận theo tỉ lệ 55% nếu đóng BHXH 15 năm < t < 30 năm.
+ Nhận theo tỉ lệ 50% nếu đóng BHXH < 15 năm.
3.3. Đối với con cái bị ốm.
+ Thời gian hưởng.
+ 20 ngày làm việc/năm nếu con < 3 tuổi
+ 15 ngày làm việc/năm nếu con 3 tuổi < x < 7 tuổi
+ Mức hưởng.
-
Thủ tục để nhận trợ cấp ốm đau
- Người lao động cần chuẩn bị.
[caption id="attachment_1791" align="alignnone" width="645"]

nguồn : internet, thủ tục nhận trợ cấp ốm đau[/caption]
-
Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao Giấy ra viện của người lao động hoặc của con dưới 07 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
+ Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện nếu chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú.
-Trường hợp điều trị ngoại trú:
Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH). hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
-Trường hợp người lao động hoặc con khám, chữa bệnh ở nước ngoài:
Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
- Người sử dụng lao động cần chuẩn bị.
[caption id="attachment_1792" align="alignnone" width="480"]
nguồn: internet, hồ sơ nhận trợ cấp ốm đau[/caption]
- Bản chính danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đa (Mẫu 01B-HSB).
Bước 1. Người lao động nộp hồ sơ gồm các minh chứng cho người sử dụng lao động.
Bước 2. Doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ (Mẫu 01B-HSB) (hồ sơ 630a) trên cổng Giao dịch điện tử của BHXH Việt Nam, Ký điện tử và nộp các tài liệu liên quan đến BHXH Doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động để xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động.
Bước 4. Nhân trợ cấp
Hình thức nhận trợ cấp do Doanh nghiệp tự chọn và nêu rõ trong hồ sơ, bao gồm các hình thức sau đây:
- Thông qua tài khoản ATM của người lao động.
- Thông qua tài khoản đơn vị sử dụng lao động.
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tiền và đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH.