Thư viện pháp luật
 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HÒA GIẢI LAO ĐỘNG
    Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động khi phát sinh những mâu thuẫn, những bất đồng liên quan đến quyền và lợi ích của mình. Tranh chấp lao động gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa một hoặc vài cá nhân người lao động với người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp) và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động. Có rất nhiều cách thức để giải quyết tranh chấp lao động, cụ thể gồm các cách thức cơ bản sau:
  • Thương lượng để giải quyết tranh chấp lao động;
  • Hòa giải;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Trong đó, Hòa giải được xem là một trong những cách thức tối ưu nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp lao động nói riêng. Thông qua hòa giải, người sử dụng lao động và người lao động có thể tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích một cách nhanh chóng, đạt được lợi ích của mình một cách nhanh nhất mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến mối quan hệ của đôi bên. Với từng loại tranh chấp sẽ có những quy định về thủ tục hòa giải riêng, cụ thể như sau:
  1. Luật sư Lao động tư vấn thời hiệu thời hiệu yêu cầu Hòa giải tranh chấp lao động

Tùy vào từng loại hình tranh chấp lao động khác nhau mà trình tự, thủ tục hòa giải, thời hiệu yêu cầu hòa giải cũng sẽ khác nhau, cụ thể:
  • Hòa giải cho tranh chấp lao động cá nhân
Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của minh bị vi phạm, mỗi bên có quyền làm đơn yêu cầu hòa giải đến Phòng LĐTBXH để được hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải.
  • Hòa giải cho tranh chấp lao động tập thể
Trong vòng 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm, mỗi bên có quyền làm đơn yêu cầu hòa giải đến Phòng LĐTBXH để được hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải. Nếu việc hòa giải vẫn không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành, thì mỗi bên đều có quyền đệ trình yêu cầu giải quyết tranh chấp lên:
  • Chủ tịch UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nếu đó là tranh chấp lao động tập thể về quyền; hoặc
  • Hội đồng trọng tài lao động nếu đó là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích để được tiếp tục giải quyết.
  1. Luật sư Lao động tư vấn Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động 2012 thì trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân được thực hiện thông qua các bước sau:
  • Gửi đơn yêu cầu
Người lao động gửi đơn lên hòa giải viên lao động để được xem xét, xử lý yêu cầu.
  • Tiến hành hòa giải
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, hòa giải viên lao động phải thực hiện và kết thúc việc hòa giải. Phiên họp hoà giải phải có mặt các bên tranh chấp, hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng và tiến tới thống nhất. (Theo khoản 2, khoản 3 Điều 201 Bộ luật lao động 2012).
  • Lập biên bản hòa giải
Trường hợp hai bên thỏa thuận thống nhất được phương án hòa giải, hòa giải viên lao động sẽ lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. (Theo khoản 3 Điều 201 Bộ luật lao động 2012).
  • Gửi biên bản hòa giải
Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản. (Theo khoản 3 Điều 201 Bộ luật lao động 2012). Trong trường hợp hòa giải không thành hay một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc từ ngày nhận đơn yêu cầu hòa giải mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết (Theo khoản 4 Điều 201 Bộ luật lao động 2012).
  1. Luật sư Lao động tư vấn Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể

Trình tự hòa giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật lao động 2012. Biên bản hòa thì giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể. Trong trường hợp hòa giải không thành hay một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây: Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền củ các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết; Đối với tranh chấp lao động tập thể về những lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.   Việc giải quyết tranh chấp bằng cách thức Hoà giải để dành được quyền và lợi ích tốt nhất cho mình đòi hỏi chủ thể tham gia phải có hiểu biết sâu về các quy định của pháp luật Lao động và các Quy định pháp luật liên quan khác. Cách tốt nhất là bạn đọc khi phát sinh tranh chấp nên nhờ Luật sư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này để tư vấn và giải quyết
BẠN NÊN XEM THÊM

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi