Thư viện pháp luật
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KÊ KHAI DI SẢN THỪA KẾ
Phân chia di sản thừa kế là câu chuyện chúng ta thường gặp khi gia đình có người chết và để lại di sản cho những người còn sống được thừa hưởng.  Khai nhận di sản thừa kế là hoạt động nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết. Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có di sản để lại chết. Địa điểm mở thừa kế sẽ là nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người đó có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người mất. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì nơi mở thừa kế sẽ xác định là nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất.  
  1. Thời hạn để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được quy định tài Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
  • Đối với tài sản là động sản: thời hiệu yêu cầu mở thừa kế là 10 năm.
  • Đối với tài sản là bất động sản: thời hiệu yêu cầu mở thừa kế là 30 năm.
 
  1. Thủ tục khai nhận di sản
  • Các giấy tờ cần xuất trình:
  • Giấy chứng tử của người chết để lại di sản thừa kế;
  • Giấy tờ chứng minh của người được hưởng di sản (có thể là Di chúc, giấy tờ tùy thân như: CMND, sổ hộ khẩu; để xác nhận mình là người có tên trong di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ thân thích (hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba) đối với trường hợp được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật;
  • Bản tường trình mối quan hệ thân thích (hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba) có xác nhận bởi UBND cấp xã của những người được hưởng di sản thừa kế;
  • Giấy tờ chứng minh tài sản khai nhận thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản trước khi chết như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ hồng, sổ đỏ); sổ tiết kiệm, đăng ký xe, cổ phiếu, cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác (nếu có);
  • Di chúc hợp pháp (nếu có);
  • Giấy/Hợp đồng uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế (nếu có).
Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng thì phải có uỷ quyền hợp pháp cho người được uỷ quyền (Người được uỷ quyền phải có CMND, hộ khẩu).
  1. Nơi có thẩm quyền tiến hành khai nhận di sản thừa kế
  • Đối với di sản để lại là động sản: Tại bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào;
  • Đối với di sản là bất động sản: Tại tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản.
  1. Tiến trình giải quyết
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã nơi thường trú trước đây của người để lại di sản và tại nơi có các tài sản thừa kế là Bất động sản. Trong trường hợp người để lại di sản không có nơi thường trú trước đây, thì cơ quan công chứng tiến hành niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người để lại di sản tạm trú có thời hạn. Nếu không xác định được hai nơi này, thì nên niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có bất kỳ khiếu nại, tố cáo nào thì cơ quan công chứng thực hiện việc chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Theo Điều 49 Luật Công chứng) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Theo Điều 50 của Luật Công chứng). Sau khi công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất. Do vậy, việc kê khai di sản thừa kế là một công việc quan trọng để hợp thức hóa khối tài sản mà người chết để lại. Chính  vì vậy, cần làm kịp thời để tránh tranh chấp về sau. Trường hợp bạn đọc không nắm chắc được quy định của pháp luật cũng như quy trình thực hiện, nên nhờ Luật sư tư vấn để có hiệu quả tốt nhất. Phân chia di sản thừa kế là câu chuyện chúng ta thường gặp khi gia đình có người chết và để lại di sản cho những người còn sống được thừa hưởng.  Khai nhận di sản thừa kế là hoạt động nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết. Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có di sản để lại chết. Địa điểm mở thừa kế sẽ là nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người đó có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người mất. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì nơi mở thừa kế sẽ xác định là nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất.  
  1. Thời hạn để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được quy định tài Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
  • Đối với tài sản là động sản: thời hiệu yêu cầu mở thừa kế là 10 năm.
  • Đối với tài sản là bất động sản: thời hiệu yêu cầu mở thừa kế là 30 năm.
 
  1. Thủ tục khai nhận di sản
  • Các giấy tờ cần xuất trình:
  • Giấy chứng tử của người chết để lại di sản thừa kế;
  • Giấy tờ chứng minh của người được hưởng di sản (có thể là Di chúc, giấy tờ tùy thân như: CMND, sổ hộ khẩu; để xác nhận mình là người có tên trong di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ thân thích (hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba) đối với trường hợp được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật;
  • Bản tường trình mối quan hệ thân thích (hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba) có xác nhận bởi UBND cấp xã của những người được hưởng di sản thừa kế;
  • Giấy tờ chứng minh tài sản khai nhận thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản trước khi chết như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ hồng, sổ đỏ); sổ tiết kiệm, đăng ký xe, cổ phiếu, cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác (nếu có);
  • Di chúc hợp pháp (nếu có);
  • Giấy/Hợp đồng uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế (nếu có).
Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng thì phải có uỷ quyền hợp pháp cho người được uỷ quyền (Người được uỷ quyền phải có CMND, hộ khẩu).
  1. Nơi có thẩm quyền tiến hành khai nhận di sản thừa kế
  • Đối với di sản để lại là động sản: Tại bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào;
  • Đối với di sản là bất động sản: Tại tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản.
  1. Tiến trình giải quyết
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã nơi thường trú trước đây của người để lại di sản và tại nơi có các tài sản thừa kế là Bất động sản. Trong trường hợp người để lại di sản không có nơi thường trú trước đây, thì cơ quan công chứng tiến hành niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người để lại di sản tạm trú có thời hạn. Nếu không xác định được hai nơi này, thì nên niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có bất kỳ khiếu nại, tố cáo nào thì cơ quan công chứng thực hiện việc chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Theo Điều 49 Luật Công chứng) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Theo Điều 50 của Luật Công chứng). Sau khi công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất. Do vậy, việc kê khai di sản thừa kế là một công việc quan trọng để hợp thức hóa khối tài sản mà người chết để lại. Chính  vì vậy, cần làm kịp thời để tránh tranh chấp về sau. Trường hợp bạn đọc không nắm chắc được quy định của pháp luật cũng như quy trình thực hiện, nên nhờ Luật sư tư vấn để có hiệu quả tốt nhất.
BẠN NÊN XEM THÊM

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi