Nhãn hiệu là tài sản vô hình và vô cùng quý giá.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (
văn bằng bảo hộ) có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, sau mỗi lần gia hạn thì thời hạn bảo hộ kéo dài thêm 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ. Với mục đích thương mại hoặc phi thương mại, chủ văn bằng có thể thỏa thuận với một chủ thể khác về việc chuyển quyền sử dụng
(li xăng) đối với văn bằng bảo hộ cho chủ thể đó để nhận một khoản tiền nhất định.
Việc chuyển quyền sử dụng (
Li xăng) đối với nhãn hiệu được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, và xác lập Hợp đồng giữa các bên; và chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba nếu được đăng ký với Cục SHTT. Tuy nhiên, kể từ ngày VN ký kết Hiệp định CPTPP thì theo CPTPP “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên và có giá trị pháp lý đối với bên thứ 3 không phụ thuộc vào việc đăng ký tại Cục SHTT”.
Vì vậy, Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối với nhãn hiệu (
Lixăng) không nhất thiết phải được đăng ký với Cục
Sở hữu Trí tuệ Việt Nam để có hiệu lực cũng như có khả năng thực thi tại Việt Nam. Tuy nhiên, trường hợp các bên muốn đăng ký để làm cơ sở vững chắc cho việc chuyển quyền/ nhận chuyển quyền của mình thì có thể đăng ký với Cục SHTT.
Trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng đối với
nhãn hiệu được thực hiện như sau:
1. Điều kiện cơ bản để chuyển quyền/ nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
+
Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu của mình trong phạm vi được bảo hộ;
+ Việc chuyển quyền
sử dụng nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+
Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
+ Bên được
chuyển nhượng quyền không được ký hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép;
+ Bên được chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
2. Hồ sơ yêu cầu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu gồm:
+ Tờ khai yêu cầu chuyển quyền sử dụng đối với nhãn hiệu (theo mẫu 02-HĐSD tại Phụ lục D của Thông tư 01);
+ Hợp đồng
chuyển quyền Nhãn hiệu;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, nếu quyền đối với nhãn hiệu tương ứng thuộc sở hữu chung;
+ Giấy ủy quyền (nếu thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp).
3. Phí, lệ phí:
+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn;
+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng: 230.000 đồng/VBBH;
+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/đơn;
+ Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/VBBH.
4. Xử lý yêu cầu chuyển nhượng văn bằng
Thời hạn: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.
5. Hình thức nộp đơn:
Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của
Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Trụ sở Cục
SHTT, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục
SHTT tại TP.HCM, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục
SHTT tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền và gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn đã nộp để chứng minh khoản tiền đã nộp.
Việc chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu dù là có đăng ký tại
Cục SHTT hay không thì cũng cần được tư vấn bởi một cá nhân/ tổ chức có chuyên môn về lĩnh vực S
HTT. Chính vì vậy, chủ đơn cần chú ý và nắm vững kiến thức pháp luật hoặc có thể nhờ Đại diện Sở hữu công nghiệp – tổ chức có chuyên môn về
SHTT để tư vấn