Đình công là việc ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Hoạt động này phát sinh khi có tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của NLĐ với NSDLĐ, và dù đã được giải quyết qua thủ tục hòa giải về lợi ích với tại hòa giải viên lao động, và/hoặc hội đồng trọng tài lao động nhưng không thành hoặc dù đã được hòa giải thành nhưng một bên vẫn không thực hiện đúng.
Lưu ý: Tập thể lao động không được tiến hành đình công với các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công đó có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định từng thời kỳ.
Chủ thể cảm thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm pham trong quan hệ lao động, tự mình xem xét thực hiện việc đình công sao cho phù hợp và đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho chính mình. Trường hợp không tự mình thực hiện được, có thể nhờ Luật sư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này để tư vấn và giải quyết.
-
Luật sư Lao động tư vấn Quyền Đình công của tập thể lao động
Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được hoặc trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động mới có quyền tiến hành các thủ tục để đình công. Trước, trong và sau đình công, NSDLĐ không được quyền chấm dứt HĐLĐ hoặc xử lý KLLĐ đối với NLĐ, người lãnh đạo đình công hoặc điều động NLĐ, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công hoặc trù dập, trả thù NLĐ tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công.
Trước khi tập thể lao động tiến hành đình công, trong khoảng thời gian 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công, NSDLĐ được quyền tạm thời đóng cửa nơi làm việc nhưng phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời tại nơi làm việc và thông báo đến tất cả các bên liên quan cũng như trả lương cho những NLĐ không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
-
Hoãn hoặc ngừng đình công
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền ra quyết định hoãn đình công hoặc ngừng đình công nếu xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, lợi ích công cộng.
Trong thời gian hoãn hoặc ngừng đình công, theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh:
- Hội đồng trọng tài lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động. Nếu hòa giải không thành và hết thời hạn hoãn hoặc ngừng đình công thì BCHCD được tiếp tục đình công nhưng phải thông báo bằng văn bản cho NSDLD, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tinh và công đoàn cấp tỉnh biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp tục đình công: và
- NLD phải trở lại làm việc và được trả lương theo quyết định hoàn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu không trở lại làm việc, NLD sẽ không được trả lương và uơng và tùy theo mức độ vi phạm NLĐ sẽ bị xử kỷ luật theo quy định của NQLĐ và các quy định của pháp luật.
-
Xử lý cuộc đình công không đúng quy trình
Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định tuyên bố cuộc đình vi phạm trình tự, thủ tục và thông báo ngay cho Chủ UBND huyện khi việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo quy định pháp luật. Trong thời han 12 giờ kể từ khi nhận được thông báo của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ NSDLĐ và BCHCĐ cơ sở hoặc công đoàn cấp trên để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường.
-
Quyền yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Trong quá trình đình công hoặc trong 03 tháng kể từ ngày chấm dứt đình công, NSDLĐ có quyền yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công để yêu cầu tổ chức công đoàn bồi thường cho các thiệt hại đã gây ra cho NSDLĐ, nếu có, theo quy định của pháp luật. Ngược lại, NLĐ cũng có quyền yêu cầu Tòa án công nhận cuộc đình công là hợp pháp trong thời hạn nêu trên.
Việc giải quyết tranh chấp bằng hoạt động Đình công là hết sức khó khăn, không những thế, trường hợp thực hiện không đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định có thể dẫn đến việc NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ các tổn thất gây ra bởi cuộc đình công trái pháp luật. Cách tốt nhất là bạn đọc khi phát sinh tranh chấp nên nhờ Luật sư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này để tư vấn và giải quyết.