Việc tư vấn lựa chọn loại hình để thành lập doanh nghiệp thường được rất nhiều Quý khách hàng quan tâm và cần Luật sư tư vấn để đưa ra một loại hình phù hợp nguyện vọng, mong muốn và mục đích kinh doanh để đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy nên, Quý khách hàng cần phải hiểu rõ về những Ưu điểm cũng như Nhược điểm của từng loại hình để đưa ra những lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất.
Loại hình |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Doanh nghiệp tư nhân |
- Một cá nhân làm chủ, được toàn quyền quyết định các vấn đề của doanh nghiệp |
- Không có tư cách pháp nhân;
- Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp |
Công ty Trách nhiệm hữu hạn |
- Được chia ra thành hai loại hình:
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một thành viên làm chủ;
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng tham gia kinh doanh;
- Có tư cách pháp nhân;
- Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp; |
- Không có khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp; |
Công ty cổ phần |
- Nhiều thành viên tham gia góp vốn cùng nhau và cùng kinh doanh;
- Có tư cách pháp nhân;
- Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp;
|
- Đối với công ty cổ phần có thể có rất nhiều cổ đông, nên việc quản lý và điều hành phức tạp, có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông khác nhau về lợi ích;
- Các cổ đông sáng lập vẫn có thể mất quyền kiểm soát công ty của mình |
Công ty hợp danh |
- Nhiều thành viên tham gia góp vốn chung, cùng kinh doanh;
- Các thành viên trong cty hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty;
- Cty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên ; |
- Các thành viên hợp danh có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản công ty không đủ để trang trải số nợ của cty. |
Dựa vào những phân tích trên, có thể thấy việc lựa chọn loại hình nào để thành lập doanh nghiệp phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể mà Quý khách hàng hướng đến. Tuy nhiên, cần chú ý những vấn đề như sau:
- Khả năng huy động vốn bên ngoài sau khi doanh nghiệp đã được thành lập;
- Việc tổ chức và quản lý nội bộ doanh nghiệp;
- Sự thuận lợi trong việc chuyển vốn đầu tư;
- Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với từng loại hình doanh nghiệp;
- Một số hạn chế của pháp luật: Trong một số trường hợp và đối với một số ngành, nghề cụ thể, pháp luật đã đặt ra các hạn chế nhất định về loại hình doanh nghiệp. Ví dụ, khoản 1 Điều 5 Luật Chứng khoán 2000 quy định: “Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, sau đây gọi là công ty quản lý quỹ) được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp”.
Như vậy, Quý khách hàng cần chú ý những điều kiện trên và mục tiêu chiến lược kinh doanh để quyết định chọn đúng loại hình doanh nghiệp thành lập.
Công ty Luật Nguyễn và Cộng sự là một công ty Luật đã được thành lập hơn 10 năm với một bề dày về kinh nghiệm cũng như đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, thấu hiểu yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi cung cấp “Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp” với tiêu chí lắng nghe, thấu hiểu nguyện vọng của khách hàng và đưa ra những khuyến nghị về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nguyện vọng, điều kiện và dự định kinh doanh của khách hàng.