CÁCH THỨC SOẠN ĐẦY ĐỦ BỘ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CẤP VĂN BẰNG SÁNG CHẾ ĐỘC QUYỀN NĂM 2024

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

Luật sư tư vấn đăng ký Sáng chế

Tư vấn thủ tục đăng ký sáng chế theo quy định pháp luật

Các công việc sẽ được thực hiện thông qua ủy quyền, nhiệm vụ của luật sư tư vấn như sau:

 

  • Tư vấn thủ tục đăng ký sáng chế trước khi nộp đơn;
  • Soạn thảo tất cả các biểu mẫu liên quan đến thủ tục đăng ký sáng chế để khách hàng ký;
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và thực hiện việc đăng ký;
  • Theo dõi Đơn đã nộp và báo cáo định kỳ cho khách hàng về tình trạng của Đơn (tương ứng với từng giai đoạn thẩm định);
  • Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối Cục SHTT trong quá trình theo dõi đơn (Nếu có);
  • Nhận Bằng độc quyền sáng chế và bàn giao cho khách hàng khi nhận được từ Cục SHTT;
  • Tư vấn việc sử dụng sáng chế sau khi đăng ký thành công.

Bằng độc quyền sáng chế là gì?

Hồ sơ đăng ký độc quyền sáng chế theo quy định pháp lý

Bằng độc quyền sáng chế là một văn bản pháp lý trao cho chủ sở hữu độc quyền kiểm soát việc sử dụng sáng chế, như được xác định tại yêu cầu bảo hộ, ở một khu vực địa lý nhất định và trong một thời hạn nhất định nhằm ngăn cấm người khác sản xuất, sử dụng hay bán sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu. Ví dụ, bằng độc quyền sáng chế có thể được cấp cho sản phẩm tích điện (pin/ắc quy) có khả năng tích trữ hiệu quả năng lượng mặt trời vô thời hạn mà không bị thất thoát, hay cấp cho vắcxin điều trị dịch bệnh Covid 19 hoặc một hợp chất mới giúp sản xuất phân bón từ bã mía.

Soạn thảo đơn đăng ký sáng chế

Các nội dung của đơn đăng ký sáng chế thường bao gồm phần tình trạng kỹ thuật của sáng chế, phần bản chất kỹ thuật của sáng chế, phần mô tả chi tiết và phần hình vẽ, yêu cầu bảo hộ và tóm tắt. Về lý thuyết, đơn đăng ký sáng chế sẽ bao gồm:

  • Phần tình trạng kỹ thuật của sáng chế nêu các giải pháp kỹ thuật đã biết và nhược điểm của chúng mà trên cơ sở đó sáng chế được tạo ra;
  • Phần bản chất kỹ thuật của sáng chế đề cập đến nội dung của yêu cầu bảo hộ;
  • Phần mô tả chi tiết và hình vẽ minh họa yêu cầu bảo hộ thông qua việc bộc lộ đầy đủ bản chất kỹ thuật về sáng chế;
  • Yêu cầu bảo hộ xác định phạm vi bảo hộ độc quyền của sáng chế, và
  • Bản tóm tắt sáng chế chủ yếu nhằm mục đích trợ giúp người tra cứu sáng chế và thường có rất ít thông tin nội dung.

Trong đó, phần mô tả sáng chế và phần hình vẽ được xem là phần quan trọng nhất trong việc soạn đơn đăng ký, cùng tìm hiểu dưới đây:

Bản mô tả chi tiết hoặc mô tả sáng chế

Phần mô tả chi tiết (hay còn gọi là bản mô tả sáng chế) sẽ làm cho yêu cầu bảo hộ trở nên sinh động hơn và giải thích đầy đủ hơn về sáng chế cho người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật này có thể hiểu và thực hiện được sáng chế. Yêu cầu về “khả năng thực hiện” có nghĩa là đơn đăng ký sáng chế phải hướng dẫn người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng cách thức thực hiện và sử dụng sáng chế.

Phần mô tả chi tiết phải gắn với hình vẽ. Nội dung của phần này không được sửa sau khi đã nộp đơn. Do đó, phải bảo đảm rằng phần mô tả chi tiết bộc lộ thông tin kỹ thuật ở mức độ phù hợp tại ngày nộp đơn vì sẽ không có cơ hội thứ hai để thay đổi nội dung của phần này. Chúng ta sẽ không thể sửa đơn để bổ sung các thông tin kỹ thuật mới trong quá trình xử lý đơn.

Như nêu trên, phần mô tả chi tiết của sáng chế sẽ không được sửa khi đơn đã được nộp. Do đó, phải lưu ý đơn đăng ký sáng chế phải

(1) phản ánh được các tài liệu bộc lộ thông tin do tác giả sáng chế cung cấp;

(2) cung cấp thông tin đủ để người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật này có thể tái tạo sáng chế, và

(3) cung cấp thông tin đủ sâu để thu hẹp phạm vi của yêu cầu bảo hộ trong quá trình xử lý đơn nhằm tránh trùng với giải pháp kỹ thuật đã biết. Các vấn đề liên quan đến phạm vi và tầm quan trọng của bản mô tả sáng chế sẽ được bàn luận dưới đây và được minh họa bằng các ví dụ.

Cần lưu ý rằng, không cần phải đưa vào đơn những nguyên liệu đã biết cần để tạo ra sản phẩm liên quan đến sáng chế. Đơn đăng ký sáng chế không phải là một bản kế hoạch chi tiết và thậm chí tốt nhất sáng chế nên “bỏ qua” những điều đã được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực kỹ thuật.

Hình vẽ minh họa yêu cầu bảo hộ

Hình vẽ là phần quan trọng nhất của đơn sáng chế sau yêu cầu bảo hộ. Pháp luật yêu cầu mỗi điểm yêu cầu bảo hộ phải được thể hiển trên hình vẽ. Nếu có thể, hình vẽ nên giải thích sáng chế một cách chi tiết đến mức mà phần mô tả chỉ đơn thuần khẳng định lại các thông tin đã có trên hình vẽ bằng các từ ngữ. Hình vẽ cần đầy đủ và không bỏ qua một chi tiết quan trọng bất kỳ. Cũng nên tránh cung cấp quá nhiều thông tin chi tiết trên hình vẽ, trừ khi có sự giải thích kèm theo trong phần mô tả để giải thích rằng các chi tiết bổ sung đó có liên quan nhưng không phải là một phương án thực hiện sáng chế.

Đơn đăng ký sáng chế cũng nên có danh mục hình vẽ ở giữa phần bản chất kỹ thuật và phần mô tả chi tiết sáng chế của sáng chế. Phần hình vẽ bắt đầu với một đoạn thông tin để chỉ ra rằng hình vẽ sẽ minh họa sáng chế theo một hoặc một số phương án thực hiện sáng chế, chẳng hạn:

“MÔ TẢ VẮN TẮT HÌNH VẼ

Sáng chế theo một phương án sẽ được minh họa bởi hình vẽ kèm theo, trong đó các số chỉ dẫn biểu thị các bộ phận giống hoặc tương tự nhau và trong đó:

Hình 1 là hình vẽ dạng sơ đồ thể hiện một công cụ điều khiển mà theo đó sáng chế có thể được thực hiện;

Hình 2 là…”

Để soạn thảo đầy đủ, chi tiết và chính xác đối với đơn đăng ký sáng chế là một điều rất khó khăn, cần một Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ liên quan đến SHTT để có thể thực hiện công việc này một cách hoàn chỉnh nhất.

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2024

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2024

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì? Quyền và điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp được quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục đăng ký công nghiệp bao gồm những bước nào?
QUY ĐỊNH VỀ VĂN BẰNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ MỚI NHẤT NĂM 2024

QUY ĐỊNH VỀ VĂN BẰNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ MỚI NHẤT NĂM 2024

Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Hiệu lực của văn bằng bảo hộ là bao lâu? Những trường hợp chấm dứt, huỷ bỏ và gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
THỦ TỤC SỬA ĐỔI THÔNG TIN VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

THỦ TỤC SỬA ĐỔI THÔNG TIN VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Trường hợp nào được sửa đổi thông tin văn bằng bảo hộ nhãn hiệu? Thủ tục thực hiện sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện ra sao?
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM PHÁI SINH

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM PHÁI SINH

Tác phẩm phái sinh là gì? Điều kiện, thời hạn bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm phái sinh được quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục thực hiện bảo hệ quyền tác giả bao gồm những bước nào?
QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT KINH DOANH MỚI NHẤT NĂM 2024

QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT KINH DOANH MỚI NHẤT NĂM 2024

Bí mật kinh doanh là gì? Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh như thế nào? Hành vi nào được xem là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh?
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MỚI NHẤT NĂM 2024

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MỚI NHẤT NĂM 2024

Nhãn hiệu là gì? Quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định ra sao? Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện như thế nào?
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi