
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Bí mật kinh doanh là gì? Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh như thế nào? Hành vi nào được xem là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh? Bài viết dưới đây, do Công ty Luật TNHH Quốc tế Nguyễn và Cộng sự tổng hợp những thông tin cần thiết. Xem ngay!
Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung các năm 2009, 2019, 2022);
- Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.
Bí mật kinh doanh là gì?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh là những thông tin có được từ quá trình đầu tư tài chính hoặc trí tuệ, chưa được công khai và có khả năng ứng dụng trong hoạt động kinh doanh. Để thông tin được công nhận là bí mật kinh doanh và được pháp luật bảo hộ, cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Không phải là kiến thức thông thường và không dễ dàng thu thập được.
- Mang lại lợi thế cạnh tranh cho người sở hữu khi sử dụng trong kinh doanh so với những người không có hoặc không sử dụng thông tin đó.
- Chủ sở hữu đã áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ thông tin, đảm bảo nó không bị tiết lộ hoặc dễ dàng tiếp cận.
Xem thêm: xin giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ
Quyền ngăm cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, cùng với các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quản lý chỉ dẫn địa lý, có quyền ngăn chặn việc sử dụng trái phép đối tượng sở hữu công nghiệp, nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp sau:
- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí cho mục đích cá nhân, phi thương mại hoặc để đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử, hoặc thu thập thông tin phục vụ việc xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm.
- Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm do chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng (bao gồm cả chuyển giao bắt buộc) hoặc người có quyền sử dụng trước đưa ra thị trường, bao gồm cả thị trường quốc tế.
- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm duy trì hoạt động của phương tiện vận tải nước ngoài khi quá cảnh hoặc tạm thời ở Việt Nam.
- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo Điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Sử dụng sáng chế theo sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo quy định tại Điều 145 và 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Sử dụng thiết kế bố trí khi người sử dụng không biết, hoặc không có trách nhiệm phải biết, rằng thiết kế đó đang được bảo hộ.
- Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, nếu nhãn hiệu đã được bảo hộ một cách trung thực trước khi đăng ký chỉ dẫn địa lý.
- Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý, hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Xem thêm: thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ
Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bao gồm:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
- Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định trên;
- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ.
Xem thêm: giấy phép mạng xã hội trực tuyến
Thoả thuận bảo vệ bí mật kinh doanh
Theo Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, khi người lao động thực hiện công việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về các điều khoản bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc thông qua các văn bản khác theo quy định của pháp luật.
Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:
- Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động 2019;
- Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Đối với bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Trong trường hợp có những thắc mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật - Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán NVCS sẵn sàng hỗ trợ bạn trong các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp nhất đầy đủ và chính xác nhất!
Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU
Điện thoại: 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn