Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
1) Các trường hợp chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định của luật SHTT 2005 tại điệu 95, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ chấm dứt hiệu lực trong trường hợp:
- Lệ phí gia hạn hiệu lực không được nộp đúng thời hạn
- Có tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp từ phía chủ văn bằng
- Chủ sở hữu văn bằng không còn tồn tại
- Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng. Trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất 3 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
- Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát. Hoặc kiểm soát không hiệu quả việc sử dụng nhãn hiệu tập thể.
- Có sự vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
- Có sự thay đổi về điều kiện địa lý nơi tạo nên danh tiếng và chất lượng của sản phẩm có chỉ dẫn địa lý dẫn đến sản phẩm bị mất đi danh tiếng, chất lượng và đặc tính vốn có.
2) Trường hợp tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp có quyền quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ về việc từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp của mình.
3) Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Căn cứ điều 96 Luật SHTT 2005, văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong trường hợp:
- Người thực hiện nộp đơn không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu đăng ký không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
4) Quyền yêu cầu chấm dứt hiệu lực GCN đăng ký nhãn hiệu
Các chủ thể có quyền yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Tổ chức hoặc cá nhân là những chủ thể được quyền yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Để thực hiện được yêu cầu này, cá chủ thể thực hiện việc yêu cầu cần phải nộp đầy đủ phí và lệ phí.
Dựa trên kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, kết hợp với ý kiến của các bên liên quan. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc ra thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
5) Trình tự thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Trong trường hợp chủ văn bằng tự mình thực hiện yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ, thì cần thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra đơn về mặt hình thức và thông báo tính hợp lệ của đơn
- Kiểm tra hiệu lực pháp lý của văn bằng bảo hộ yêu cầu chám dứt
- Dựa vào yêu cầu của người nộp đơn để ra quyết định chấm dứt văn bằng bảo hộ
Trong trường hợp yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được thực hiện từ người thứ ba, thì cần thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra đơn về mặt hình thức để xác định các bằng chứng và cơ sở yêu cầu chấm dứt sau đó đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn
- Cục SHTT sẽ ra thông báo bằng văn bản về quan điểm của người thứ 3 cho chủ sở hữu của văn bằng để chủ văn bằng bảo hộ xem xét và phản hồi ý kiến. Cục SHTT có thể giúp việc thể hiện ý kiến của các bên được thuận tiện hơn bằng cách tổ chức trao đổi trực tiếp giữa chủ văn bằng bảo hộ và bên yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Sau khi xem xét ý kiến của các bên, Cục SHTT sẽ quyết định chấm dứt một phần, toàn bộ hoặc từ chối chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
Quyết định này của Cục SHTT sẽ được ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và được công khai trên công báo sở hữu công nghiệp.
Việc nộp hồ sơ thực hiện việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ: Có thể thực hiện bằng cách nộp trực tiếp tại trụ sở Cục SHTT hoặc thông qua đại diện sở hữu công nghiệp.