
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì? Hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép đăng ký vận tải bằng xe ô tô bao gồm những gì? Bài viết dưới đây, do Công ty Luật TNHH Quốc tế Nguyễn và Cộng sự tổng hợp những thông tin cần thiết. Xem ngay!
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh bằng xe ô tô;
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Xem thêm: xin giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được xem là giấy chứng nhận được cấp cho các cá nhân hay tổ chức kinh doanh vận tải bởi các cơ quan có thẩm quyền. Nhờ đó, doanh nghiệp này có thể hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp khi đáp ứng được yêu cầu theo quy định.
Hiện nay, các lĩnh vực vận tải phải xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:
- Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe ô tô.
- Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe buýt.
- Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
- Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách thông qua hợp đồng.
- Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô.
- Hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
Trước khi xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cá nhân hay tổ chức cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trước. Có thể đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ cá thể hoặc doanh nghiệp, tùy theo mong muốn hoặc nhu cầu.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Phương tiện vận tải cần bảo đảm chất lượng, số lượng và niên hạn sử dụng phù hợp với cách thức kinh doanh. Đồng thời, phương tiện kinh doanh vận tải cần được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
- Số lượng nhân viên lái xe và phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động và phù hợp với phương án kinh doanh. Nhân viên trên xe cần được tập huấn nghiệp vụ về an toàn giao thông và kinh doanh vận tải. Người lái xe đang bị cấm hành nghề không được phục vụ trên xe.
- Cá nhân điều hành trực tiếp hoạt động vận tải phải có trình độ chuyên môn liên quan đến vận tải.
- Địa điểm đỗ xe phù hợp với quy mô hoạt động, bảo đảm trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ.
Xem thêm: Điều kiện thành lập trung tâm Tiếng Anh
Thành phần hồ sơ
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu);
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử)
Đối với hộ kinh doanh
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Sau khi hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu, đơn vị kinh doanh nộp một bộ hồ sơ để đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.
Bước 2: Cơ quan thẩm quyền xem xét hồ sơ
Trong vòng 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra hồ sơ của đơn vị. Nếu hồ sơ cần bổ sung hoặc chỉnh sửa, cơ quan sẽ gửi thông báo đến đơn vị kinh doanh, có thể qua văn bản trực tiếp hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Nhận kết quả cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép sẽ xem xét và cấp Giấy phép trong vòng 05 ngày làm việc. Nếu đơn vị chưa đáp ứng đủ điều kiện cấp phép, cơ quan sẽ gửi thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống trực tuyến, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Cách thức thực hiện
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đơn vị nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.
Cơ quan thực hiện
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP, việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải tại các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Điều này có nghĩa là nếu một doanh nghiệp hoặc đơn vị muốn kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, họ phải nộp hồ sơ xin cấp phép tại Sở Giao thông vận tải của địa phương nơi doanh nghiệp hoặc chi nhánh của họ đặt trụ sở.
Xem thêm: thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ
Một số câu hỏi liên quan
1. Tại sao cần phải xin giấy phép kinh doanh vận tải?
Theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh vận tải bắt buộc phải có giấy phép. Kinh doanh vận tải là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy, để được phép hoạt động, các đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật.
2. Đối tượng phải xin giấy phép kinh doanh vận tải:
- Doanh nghiệp
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Hộ kinh doanh cá thể
3. Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải vĩnh viễn:
- Cung cấp thông tin sai hoặc không chính xác trong hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh.
- Không thực hiện kinh doanh vận tải trong vòng 06 tháng kể từ khi được cấp giấy phép, hoặc ngừng hoạt động liên tục trong 06 tháng.
- Chấm dứt hoạt động theo quy định pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh.
- Can thiệp, làm sai lệch dữ liệu từ camera lắp đặt trên xe trong quá trình vận hành.
4. Hậu quả khi không có giấy phép kinh doanh vận tải:
Theo Khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh vận tải không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, cá nhân có thể bị phạt từ 5.000.000 đến 6.000.000 đồng, còn tổ chức kinh doanh sẽ bị phạt từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng.
Trong trường hợp có những thắc mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật - Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán NVCS sẵn sàng hỗ trợ bạn trong các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp nhất đầy đủ và chính xác nhất!