
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: GIÁM ĐỐC – LUẬT SƯ - TRỌNG TÀI VIÊN THƯƠNG MẠI
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

Một số điệu kiện pháp lý để tên thương mại được bảo hộ
TÊN THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm về tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Quyền sử dụng tên thương mại không được chuyển giao.
2. Khả năng phân biệt của tên thương mại
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.
b) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
c) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
3. Sử dụng tên thương mại
Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
4. Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
5. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
(Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam)
BẠN NÊN XEM THÊM
- Luật sư riêng
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp- công ty :
- Thành lập công ty theo luật doanh nghiệp 2020 có gì mới
- Dịch vụ kế toán thuế :
- Quy trình đăng ký Nhãn hiệu, lô gô độc quyền:
- Luật sư tranh tụng tại toà án các cấp
- Công bố thực phẩm thông thường, thực phẩm chức năng
- Công bố mỹ phẩm nhập khẩu
- Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
- Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép con:
- Visa cho người nước ngoài:
- Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam: