GIẢI QUYẾT DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG CÓ NGƯỜI THỪA KẾ

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Theo pháp luật, hiện nay có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào di sản thừa kế đều có người thừa kế mà vì do nhiều yếu tố mà di sản đó trở thành di sản không có người thừa kế. Sau đây, NVCS sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về các trường hợp di sản không có người thừa kế, mời các bạn cùng tìm hiểu.

CÁC TRƯỜNG HỢP DI SẢN KHÔNG CÓ NGƯỜI THỪA KẾ

  • Đối với thừa kế theo di chúc

Di chúc là hình thức thừa kế thể hiện ý chí của người để lại di chúc. Do đó, người để lại di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế hay phân định phần di sản cho mỗi người thừa kế,… Cụ thể như sau:

  • Di chúc của người để lại di chúc không hợp pháp
  • Người thừa kế được chỉ định trong di chúc chết trước hoặc cùng lúc với người lập di chúc theo quy định tại Điều 619 BLDS 2015
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định thừa kế trong di chúc đã không còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế
  • Người được chỉ định hưởng di sản thừa kế trong di chúc không có quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật hoặc từ chối nhận di sản 
  • Ngoài ra còn có trường hợp di chúc được lập mà không chỉ định người thừa kế,
  • Đối với thừa kế theo pháp luật

Pháp luật về thừa kế ưu tiên xử lý di sản theo ý chí của người để lại di sản (di chúc) do đó từ các trường hợp không có người thừa kế của di chúc thì di sản đó sẽ dưới hình thức thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp di sản được xử lý dưới hình thức thừa kế theo pháp luật nhưng vẫn không có người thừa kế như:

- Các hàng thừa kế của người để lại di sản đều đã chết hoặc không có

- Có tồn tại người thừa kế nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật

VD: Người thừa kế di sản là cơ quan, tổ chức thì không có quyền được hưởng di sản theo pháp luật theo quy địn tại Điều 609 BLDS 2015

- Người thừa kế từ chối nhận phần di sản thừa kế,… 

Cac-truong-hop-di-san-khong-co-nguoi-thua-keCac-truong-hop-di-san-khong-co-nguoi-thua-ke

VẬY DI SẢN SẼ ĐƯỢC XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO NẾU NHƯ KHÔNG CÓ NGƯỜI THỪA KẾ ?

Theo quy định tại Điều 622 BLDS 2015, sau khi đã xem xét ở cả hai hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật nhưng di sản không có người thừa kế hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền thừa kế được quy định tại Điều 609 BLDS 2015 hoặc từ chối hưởng di sản thừa kế thì di sản đó được xác định là không có người thừa kế. 

Khi đó, sau khi thực hiện các nghĩa vụ về tài sản thì phần còn lại của di sản sẽ thuộc về Nhà nước. Các nghĩa vụ tài sản và các khoản phí liên quan cần được thực hiện của di sản căn cứ theo quy định tại Điều 658 BLDS 2015 là:

  • Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng
  • Tiền cấp dưỡng còn thiếu 
  • Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ
  • Tiền công lao động
  • Tiền bồi thường thiệt hại
  • Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước
  • Các khoản nợ của người để lại di sản đối với cá nhân, pháp nhân
  • Tiền phạt
  • Các chi phí khác 

Tuy nhiên, nghĩa vụ còn lại của người để lại di sản trên đã loại trừ các nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của người để lại di sản bởi theo quy định tại khoản 8 Điều 372 BLDS 2015 thì nghĩa vụ dân sự chấm dứt nếu bên có nghĩa vụ là cá nhân mà nghĩa vụ đó do chính cá nhân thực hiện.

LƯU Ý ĐỐI VỚI DI SẢN KHÔNG CÓ NGƯỜI THỪA KẾ

  • Di sản sẽ không được coi là không có người thừa kế khi người thừa kế của từ chối nhận di sản với mục đích nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác được quy định tại khoản 1 Điều 620 BLDS 2015. Bởi lẽ, trên thực tế, có nhiều trường hợp người hưởng thừa kế di sản từ chối nhận di sản khi nhận biết nghĩa vụ tài sản phải thực hiện khi nhận di sản vượt quá giá trị mà di sản để lại, việc làm này đã làm ảnh hưởng đến quyền của những người sở dĩ người để lại di sản phải thực hiện nghĩa vụ của mình (nghĩa vụ không gắn liền với yếu tố nhân thân).

Do đó, BLDS có quy định về trường hợp này để đảm bảo quyền lợi cho các bên có quyền lợi liên quan đến di sản.

  • Việc người thừa kế từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản gửi đến người quản lý di sản cũng như những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia tài sản biết và xác nhận về quyết định đó.
  • Thời hạn để thực hiện từ chối nhận di sản cũng như lập văn bản xác nhận cũng được quy định tại khoản 3 Điều 620 BLDS 2015 là trước thời điểm phân chia di sản. Nếu quá thời điểm này, người thừa kế dù có mong muốn từ chối nhận di sản nhưng chưa lập thành văn bản thì di sản đó không được coi là di sản không có người thừa kế.
  • Đối với trường hợp người thừa kế không được quyền hưởng di sản 

Căn cứ theo Điều 621 BLDS 2015, có 4 trường hợp người thừa kế không được quyền hưởng di sản là:

  • Người đó có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ hoặc xâm hại nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản và đã bị kết án về hành vi trên.
  • Người thừa kế vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.
  • Có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhằm mục đích hưởng 1 phần hay toàn bộ phần di sản mà người đó được quyền hưởng.
  • Lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản lập di chúc; giả mạo/ sửa chữa/ hủy/ che dấu di chúc nhằm mục đích hưởng lợi 1 phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản

Tuy nhiên, các trường hợp trên vẫn có một ngoại lệ quan trọng được bộ luật xây dựng nên dựa trên ý chí của người để lại di sản. Tại khoản 2 Điều 621 BLDS 2015 có quy định, nếu người thừa kế thuộc 1 trong các trường hợp trên thì người đó vẫn có quyền hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết về hành vi đó nhưng vẫn cho họ hưởng phần di sản theo di chúc.

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ DI SẢN KHÔNG CÓ NGƯỜI THỪA KẾ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với bất động sản không có người thừa kế.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với di sản không phải là bất động sản.(Căn cứ Điều 7 Nghị định 29/2018/NĐ-CP).

Tham-quyen-giai-quyet-doi-voi-tai-san-la-di-san-khong-co-nguoi-thua-keTham-quyen-giai-quyet-doi-voi-tai-san-la-di-san-khong-co-nguoi-thua-ke

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ DI SẢN KHÔNG CÓ NGƯỜI THỪA KẾ

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 29/2018/NĐ-CP:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế/ bản án, quyết định của Tòa án xác định người đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự/ kể từ ngày hết thời hiệu yêu cầu chia di sản mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự, tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.

Hồ sơ bao gồm: 

  • 1 Bản báo cáo quá trình mở thừa kế đối với di sản (bản gốc); 
  • 1 Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của di sản (bản gốc); 
  • Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình mở thừa kế, văn bản từ chối quyền hưởng di sản, bản án hoặc quyết định của Tòa án xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế (nếu có): 01 bản sao.

Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản

HỖ TRỢ PHÁP LÝ TẠI CÔNG TY LUẬT NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thừa kế, NVCS tự hào với chất lượng dịch vụ mà chúng tôi mang lại cho khách hàng. Nhận biết được những vấn đề phát sinh trong quan hệ thừa kế trong xã hội liên tục đổi mới với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và tâm huyết, công ty TNHH quốc tế Nguyễn và Cộng Sự tự hào là đơn vị pháp luật hàng hầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tranh tụng các vụ án/ vụ việc liên quan đến thừa kế tài sản. 

- Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp.

- Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.

- Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.

- Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.

- Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.

- Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

luat-su-tranh-tung-nguyen-thanh-tuu

Luat-su-tranh-tung-nhung- vu-an-tranh-chap-ve-van-de-thua ke

 

Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU

Điện thoại:    09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn 

 

 

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI NĂM 2024

THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI NĂM 2024

Việc nhận nuôi con nuôi không chỉ là quyết định quan trọng trong cuộc đời của một gia đình mà còn là một hành trình ý nghĩa đầy yêu thương và trách nhiệm. Tuy nhiên, để trở thành cha mẹ nuôi, các bậc phụ huynh cần nắm rõ quy trình và các thủ tục pháp lý cần thiết
CÔNG TY CẮT GIẢM NHÂN SỰ, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG HAY KHÔNG MỚI NHẤT 2024?

CÔNG TY CẮT GIẢM NHÂN SỰ, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG HAY KHÔNG MỚI NHẤT 2024?

Khái niệm về cắt giảm nhân sự hiện nay chưa có định nghĩa chính xác theo pháp luật. Tuy nhiên ta có thể hiểu “Cắt giảm nhân sự” là một thuật ngữ trong doanh nghiệp. Từ này thường được sử dụng để mô tả hoạt động giảm số lượng nhân viên trong một tổ chức.
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO TRONG THỞI GIAN ĐÌNH CÔNG ?

TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO TRONG THỞI GIAN ĐÌNH CÔNG ?

Đinh công được hiểu là sự ngừng việc tạm thời của người lao động dù số lượng là bao nhiêu nhưng cũng phải được diễn ra một cách có nguyện và có tổ chức nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao
TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG NGỪNG VIỆC LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN VÀ CÁCH TÍNH MỨC HƯỞNG 2024

TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG NGỪNG VIỆC LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN VÀ CÁCH TÍNH MỨC HƯỞNG 2024

Trong quan hệ lao động, tiền lương là lợi ích mà người lao động luôn phấn đấu để đạt được. Tuy nhiên, những nguyên nhân thực tế như thiên tai, dịch bệnh hoặc các lý do khác từ con
CON BẤT HIẾU, CHA MẸ CÓ ĐƯỢC LẤY LẠI ĐẤT ĐÃ CHO ?

CON BẤT HIẾU, CHA MẸ CÓ ĐƯỢC LẤY LẠI ĐẤT ĐÃ CHO ?

Có Được Lấy Lại Đất Khi Con “Thay Đổi Tính Nết”?; Sang Tên Sổ Đỏ Xong Sẽ Có Quyền Gì?
Các trường hợp hợp đồng uỷ quyền bị vô hiệu

Các trường hợp hợp đồng uỷ quyền bị vô hiệu

Hiện nay, hợp đồng uỷ quyền ngày càng được ưa chuộng, vì vậy để nắm rõ các quy định về hợp đồng uỷ quyền để tránh các trường hợp bị vô hiệu và hợp pháp hợp đồng uỷ quyền để thực hiện các công việc cụ thể. Hãy cùng Luật NVCS tìm hiểu chi tiết về các trường hợp hợp đồng uỷ quyền bị vô hiệu nhé!
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi