Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
LƯƠNG NGỪNG VIỆC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
Trong quan hệ lao động, tiền lương là lợi ích mà người lao động luôn phấn đấu để đạt được. Tuy nhiên, những nguyên nhân thực tế như thiên tai, dịch bệnh hoặc các lý do khác từ con người khiến đời sống kinh doanh gặp nhiều khó khăn, những trường hợp như vậy sẽ khiến cho người lao động sẽ phải tạm thời nghỉ việc. Vậy nếu nghỉ việc thì tiền lương sẽ được quy định như thế nào trong thời gian người lao động ngừng việc?
Ngừng việc nghĩa là tình trạng người lao động phải tạm ngưng làm việc hoặc không được tiếp tục làm công việc được giao theo thỏa thuận được ký kết trong hợp đồng lao động trước đó. Do có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể xảy ra bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao Động 2019 quy định khái niệm về tiền lương, dựa vào quy định này, chúng ta có thể hiểu lương ngừng việc thực chất vẫn là một khoản tiền lương mà người lao động được trả từ người sử dụng lao động nhưng nằm trong hoàn cảnh họ không làm việc, không có lỗi của họ theo quy định của thỏa thuận hoặc pháp luật.
luong-ngung-viec
Ví dụ: Anh A phải ngừng việc làm ở công ty K vì cách ly xã hội theo yêu cầu của nhà nước do dịch bệnh Covid-19 ngày càng có dấu hiệu lan rộng trên địa bàn nơi anh A sinh sống.
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG NGỪNG VIỆC Ở CÁC TRƯỜNG HỢP NÀO? ĐIỀU KIỆN RA SAO?
Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được trả lương ngừng việc khi nằm tại một trong ba nguyên nhân sau:
- Do lỗi của người lao động
- Do lỗi của người sử dụng lao động
- Do các sự kiện bất khả kháng như những sự cố về điện, thiên tai, hỏa hoạn hay dịch bệnh,…
Trong thực tế, các trường hợp người lao động được nhận tiền lương ngừng việc phải phụ thuộc vào yếu tố là lỗi do phía bên người lao động hay người sử dụng lao động, hay vì lý do khách quan.
Một là, nếu hành động cho ngừng việc nằm ở người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thanh toán tiền lương cho người lao động theo đúng hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động sẽ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương. Còn trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, thời gian nghỉ làm của người lao động vẫn sẽ được tính thời gian làm việc hưởng lương, và khoản tiền người lao động được trả tương ứng với số ngày ngừng việc.
Hai là, nếu lỗi nằm ở phía người lao động thì tất nhiên người lao động đó sẽ không được nhận khoản lương này. Trong trường hợp do lỗi của người lao động khiến những người lao động khác trong cùng chỗ làm việc, thì những người lao động còn lại trong nơi làm việc đó sẽ được trả lương theo thỏa thuận của hai bên với điều kiện là không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Ba là, lỗi do yếu tố khách quan và lỗi không thuộc về công ty, doanh nghiệp hay người lao động. nếu ngừng việc về các sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các lý do khách quan khác thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
- Nếu ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc sẽ được hai bên thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Nếu buộc phải ngừng việc trên 14 ngày thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức tối thiểu.
Lưu ý: Hiện nay mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
muc-luong-toi-thieu-theo-vung-2024
Ví dụ: Ở công ty M, hiện tại do đơn hàng giảm nên công ty này có thỏa thuận với người lao động nghỉ 09 ngày trong tháng và tiền lương của những ngày được cho nghỉ chờ việc được tính là 50% lương cơ bản. Như vậy, công ty M cho người lao động ngừng việc 09 ngày, do đó tiền lương này phải được tính không thấp hơn mức lương tối thiểu theo thỏa thuận của hai bên.
Nguyên tắc trả lương ngừng việc vẫn được theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019:
- Người sử dụng lao động thực hiện trả lương ngừng việc cho người lao động một cách trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận trực tiếp thì sẽ được trả cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Người sử dụng lao động tuyệt đối không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu, ép buộc chi tiêu của người lao động vào việc mua hàng hóa, sử dụng các dijhc vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác được chỉ định bởi người sử dụng lao động.
- Khoảng thời gian ngừng việc chỉ được coi là nghỉ phép năm nếu người sử dụng lao động đã thỏa thuận trước đó với người lao động về vấn đề này.
Lưu ý: Nếu tự cho người lao động ngừng việc mà không trả hoặc trả không đủ khoản tiền lương ngừng việc cho người đó thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 05 đến 50 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động bị xâm phạm quyền lợi quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
CÁCH TÍNH MỨC HƯỞNG LƯƠNG NGỪNG VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Mức hưởng lương khi ngừng việc của người lao động sẽ được tính như sau:
Tiền lương ngừng việc = Số ngày ngừng việc * Tiền lương
Căn cứ tính tiền lương ngừng việc là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động ngừng việc.
Cơ sở pháp lý: Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Tham khảo bài viết khác tư vấn về Chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc cho người lao động.
Dịch vụ luật sư tư vấn về Tiền lương Ngừng việc cho người lao động tại Công ty Luật TNHH Quốc tế Nguyễn và Cộng sự
Đã có hơn 14 năm kinh nghiệm và phát triển, Công ty Luật TNHH Quốc tế Nguyễn và Cộng sự chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng về các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp. Với phương châm hiệu quả - tận tâm – uy tín, cam kết đảm bảo mang đến những lời đáp chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho những thắc mắc của quý khách. Hãy liên hệ với chúng tôi!
thac-si-trong-tai-luat-su-nguyen-thanh-tuu
Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU
Điện thoại: 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn