
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
I/Thông tin cá nhân
a/Thông tin cá nhân là gì?
Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác (khoản 5 Điều 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước).
Hoặc cũng có thể hiểu, thông tin cá nhân là thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể (Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015).
XEM THÊM: DỮ LIỆU CÁ NHÂN VÀ QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN
b/Dấu hiệu bị xâm phạm thông tin cá nhân
Trong kỷ nguyên số ngày nay, các nhóm đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm thông tin cá nhân bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể liệt kê một số dấu hiệu nhận diện chính như sau:
- Đánh cắp, mua bán, tiết lộ trái phép thông tin cá nhân tràn lan trên các phương tiện truyền thông, nền tảng điện tử.
- Tiết lộ thông tin cá nhân hoặc dữ liệu riêng tư của người nổi tiếng: tin nhắn, videos, băng ghi âm, …
- Tiết lộ thông tin cá nhân của nhóm người được pháp luật đặc biệt bảo vệ: trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người mắc bệnh hiểm nghèo, …
- Tiếp cận, thu thập bằng việc xâm nhập trái phép thông tin cá nhân được lưu trữ online thông qua mã độc, phần mềm hack, …
II/Làm thế nào khi bị xâm phạm thông tin cá nhân
a/Gửi Thư cảnh báo
Cảnh báo là biện pháp được áp dụng để lên án, thông báo với người bị cho rằng đang có hành vi vi phạm và yêu cầu họ chấm dứt ngay việc vi phạm đó trước khi tiến hành các hành động pháp lý khác như khởi kiện hoặc tố giác. Việc gửi Thư cảnh báo nhằm hóa giải mọi vấn đề một cách êm đẹp. Tuy nhiên, có thể áp dụng ngay các biện pháp khác nếu cho rằng thông tin cá nhân của mình đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng.
b/Khởi kiện tại Tòa án
Cá nhân có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền khi phát hiện thông tin cá nhân của mình đang bị xâm phạm. Cụ thể, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình tại Điều 38 rằng đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin phải được sự đồng ý. Thêm vào đó, khi giao kết hợp đồng thì các bên không được tiết lộ thông tin mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng.
Theo Bộ luật dân sự 2015, chỉ khi nào chứng minh được hậu quả thì mới có căn cứ để khiếu nại hoặc khởi kiện. Tuy nhiên, nếu cá nhân mới chỉ nghi ngờ rằng việc thu thập, xử lý, chuyển giao thông tin của mình đã hoặc đang được thực hiện một cách trái pháp luật nhưng chưa có đủ bằng chứng mà muốn khiếu nại, khởi kiện thì lại chưa đủ điều kiện. Do đó, đây là vấn đề tồn đọng đối với pháp luật nước ta hiện nay.
c/Nộp đơn tố giác đến cơ quan có thẩm quyền
Cá nhân có thể căn cứ Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác để tố giác hành vi xâm phạm thông tin cá nhân của mình, cụ thể:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
- b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
- c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
- d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- c) Phạm tội 02 lần trở lên;
- d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
CÔNG TY LUẬT QUỐC TẾ NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ
Email: Luatsu@nvcs.vn
Hotline: 0916.303.656
Liên hệ : Thạc sĩ – Luật sư – Trọng tài viên thương mại: NGUYỄN THÀNH TỰU tại đây.