Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
- 1. Đơn phương ly hôn theo Pháp luật Việt Nam
- 2. Hành vi bạo lực gia đình làm căn cứ đơn phương ly hôn?
- 3. Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng là căn cứ đơn phương ly hôn?
- 4. Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được là hệ quả để đơn phương ly hôn?
Đơn phương ly hôn theo Pháp luật Việt Nam
Căn cứ pháp lý đơn phương ly hôn
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình
Đơn phương ly hôn theo Pháp luật Việt Nam
Quan hệ hôn nhân là mối quan hệ quan trọng và là nền tảng phát triển của xã hội, trong rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, quan hệ hôn nhân là một trong số rất ít mối quan hệ mà pháp luật có sự quan tâm, điều chỉnh để bảo vệ, giữ gìn và phát triển. Song, như những mối quan hệ xã hội khác, không phải mối quan hệ hôn nhân nào cũng đều sẽ đi đến một cái kết viên mãn. Luật hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng có thể ly hôn khi mối quan hệ không còn cách nào tiếp tục được nữa. Luật quy định có hai hình thức ly hôn bao gồm đồng thuận ly hôn và đơn phương ly hôn theo Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Vì vậy, nếu vợ/chồng không đồng ý ly hôn, người còn lại vẫn có thể thực hiện việc đơn phương ly hôn khi nhận thấy mối quan hệ không cách nào tiếp tục.
THAM KHẢO: LUẬT SƯ TƯ VẤN VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Điều kiện đơn phương ly hôn
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014, căn cứ để Toà án xem xét cho đơn phương ly hôn là một bên vợ/chồng đã có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng hệ quả dẫn đến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Hành vi bạo lực gia đình làm căn cứ đơn phương ly hôn?
Khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định các Hành vi được xem là bạo lực gia đình làm căn cứ đơn phương ly hôn bao gồm:
Ngược đãi, hành hạ, đánh đập hoặc có hành vi cố ý xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Xua đuổi, cô lập hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ chồng; giữa anh chị em với nhau (như ngăn cấm con cái gặp cha mẹ; ngăn cấm cha mẹ gặp, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái,..).
Cưỡng ép quan hệ tình dục.
Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra việc phụ thuộc tài chính.
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Ngày 01/07/2023, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực sẽ thay thế Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
THAM KHẢO: LUẬT SƯ TƯ VẤN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng là căn cứ đơn phương ly hôn?
Việc vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng có thể dẫn đến đơn phương ly hôn. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định tại Chương III Luật hôn nhân và gia đình 2014, có thể kể đến một số quyền và nghĩa vụ như sau:
Về nhân thân:
Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình (Điều 19).
Vợ chồng được thoả thuận lựa chọn nơi cư trú (Điều 20).
Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau (Điều 21).
Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau (Điều 22).
Vợ chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 23).
…
Về tài sản:
Vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập (Điều 28).
Vợ chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (Điều 30).
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thoả thuận của vợ chồng (Điều 31).
…
THAM KHẢO: QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG
Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được là hệ quả để đơn phương ly hôn?
Theo Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP đã giải thích về các khái niệm này như sau:
Về Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng dẫn đến ly hôn
Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người còn lại muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần được xem là hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng dẫn đến ly hôn.
Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiền lần được xem là hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng dẫn đến ly hôn.
Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được vợ/chồng/bà con thân thích/cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục ngoại tình được xem là hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng dẫn đến ly hôn.
Về đời sống chung không thể kéo dài dẫn đến ly hôn
Việc nhận định đời sống chung không thể kéo dài dẫn đến ly hôn có thể căn cứ vào tình trạng hôn nhân trầm trọng nêu trên, nếu sự việc xảy ra đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần nhưng vẫn không thay đổi như hai vợ chồng vẫn sống ly thân, bỏ mặc nhau, việc ngoại tình vẫn tiếp diễn, hành vi ngược đãi, xúc phạm tiếp tục diễn ra… thì có cơ sở nhận định đời sống chung không thể kéo dài từ đó xem xét việc đơn phương ly hôn.
Về mục đích của hôn nhân không đạt được dẫn đến ly hôn
Nghĩa là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt từ đó dẫn đến đơn phương ly hôn.
THAM KHẢO: PHÂN CHIA TÀI SẢN VÀ QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN