Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Trong hệ thống pháp luật, vấn đề liên quan đến thừa kế thế vị đòi hỏi sự chăm chỉ và sâu sắc để đảm bảo rằng quy định pháp luật không chỉ bảo vệ quyền lợi của người thừa kế mà còn tạo ra một cơ sở pháp lý ổn định liên quan chặt chẽ đến việc xác định và thực hiện ý muốn của người chết thông qua di chúc hoặc quy định của pháp luật. Bao gồm cả quy trình chia tài sản, xác định những người thừa kế và giải quyết mọi tranh chấp pháp lý một cách công bằng cho tất cả mọi người liên quan, và mọi quyết định đều dựa trên những chứng cứ chặt chẽ và rõ ràng. Việc xem xét và cập nhật quy định pháp luật liên quan đến thừa kế thế vị là quan trọng để đảm bảo rằng nó vẫn phản ánh giá trị và thực tế xã hội hiện đại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, NVCS sẽ cùng người đọc tìm hiểu sâu hơn pháp luật về thừa kế thế vị.
- 1. THỪA KẾ THẾ VỊ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
- 2. THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT GỒM NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
- 3. NHỮNG NGƯỜI CÓ QUYỀN THỪA KẾ DI SẢN CỦA NHAU MÀ CHẾT CÙNG THỜI ĐIỂM CÓ QUYỀN NHƯ THẾ NÀO ?
- 4. THỪA KẾ THẾ VỊ ÁP DỤNG KHI NÀO?
- 5. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HƯỞNG THỪA KẾ
- 6. THỜI HIỆU THỪA KẾ
- 7. HỒ SƠ, THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN ĐỂ THỪA KẾ THẾ VỊ?
thua-ke-the-vi-nvcs
THỪA KẾ THẾ VỊ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Căn cứ tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị áp dụng trong trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
- Nếu con của người để lại di sản thừa kế chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì người được hưởng phần di sản là cháu nếu là phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
- Nếu trường hợp cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì người được hưởng phần di sản là chắt nếu là phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, ta có thể hiểu thừa kế thế vị chính là việc mà người để lại di sản và con hoặc cháu ( người được nhận di sản sau khi người để lại di sản chết theo thứ tự thừa kế theo pháp luật) của người đó chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì quyền thừa kế phần di sản đó sẽ được chuyển sang cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản.
Ví dụ minh họa:
Gia đình ông X có 2 người con gồm: M,N. M có con là E mà anh M chết trước ông X . Vậy khi ông A chết thì quyền thừa kế di sản thuộc về anh E (vì do anh M chết nên quyền thừa kế sẽ từ anh M chuyển sang anh E do E là cháu). Trường hợp nếu như E chết trước ông X và có người con là Z thì Z sẽ được thừa kế thế vị từ ông X ( do Z là chắt của ông X).
THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT GỒM NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
Căn cứ tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:
Trường hợp thừa kế theo pháp luật được áp dụng sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Nếu là thừa kế di chúc thì những người được hưởng quyền thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng vào thời điểm mở thừa kế đã không còn tồn tại;
- Người thừa kế được người để lại di sản thừa kế chỉ định thông qua di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Các phần di sản được thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng sau đây:
- Không được định đoạt trong di chúc;
- Có liên quan đến hiệu lực pháp lý của di chúc;
- Có liên quan đến việc thừa kế theo di chúc của người được hưởng quyền thừa kế nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, trường hợp nếu chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến các cơ quan, tổ chức được hưởng di sản thừa kế theo di chúc, nhưng vào thời điểm mở thừa kế thì không còn tồn tại.
NHỮNG NGƯỜI CÓ QUYỀN THỪA KẾ DI SẢN CỦA NHAU MÀ CHẾT CÙNG THỜI ĐIỂM CÓ QUYỀN NHƯ THẾ NÀO ?
Căn cứ tại Điều 619 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trong trường hợp những người được hưởng quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì những người này sẽ không được thừa kế di sản của nhau và phần di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, ngoại trừ trường hợp được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế thế vị.
THỪA KẾ THẾ VỊ ÁP DỤNG KHI NÀO?
Để áp dụng thì cần thỏa mãn theo điều kiện sau:
- Người thừa kế thế vị phải là người ở đời sau. Con cái, cháu chắt được thừa kế thế vị cha mẹ, ông bà và không có trường hợp ngược lại do pháp luật thừa kế quy định. Nên các mối quan hệ không có trong quy định pháp luật sẽ không được coi là thừa kế thế vị.
- Chỉ áp dụng cơ chế thừa kế này trong trường hợp con/ cháu của người để lại di sản, nếu con/ cháu của người để lại di sản chưa chết mà chỉ từ bỏ quyền nhận di sản hay bất cứ lý do nào khác thì áp dụng thừa kế thế vị sẽ không được tiến hành.
- Vào thời điểm mở thừa kế thì người thừa kế thế vị phải còn sống hoặc được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế hoặc đã hình thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Ví dụ: Ông B có con là C. Tuy nhiên không may ông B và C bị mất sau tai nạn giao thông, lúc này chị C đang mang thai con anh (đã hình thành thai) C thì đứa bé sẽ được thừa kế thế vị từ C.
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HƯỞNG THỪA KẾ
Các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại được người hưởng thừa kế thực hiện theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
- Thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ tài sản trong phạm vi phần di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp chưa được chia di sản thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
- Trường hợp người thừa kế đã được chia di sản thì phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thừa kế là cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại nếu như cá nhân là người thừa kế.
THỜI HIỆU THỪA KẾ
Thời hiệu thừa kế được quy định theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản đối với bất động sản là 30 năm, đối với động sản 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Di sản thừa kế sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó nếu hết thời hạn. Nếu không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
- Nếu thuộc trường hợp được quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015;
- Nếu thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015.
- Yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác từ người thừa kế với thời hiệu là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại với thời hiệu là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
HỒ SƠ, THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN ĐỂ THỪA KẾ THẾ VỊ?
thu-tuc-khai-nhan-cho-thua-ke-the-vi-nvcs
Về bước chuẩn bị hồ sơ vẫn giống với hồ sơ khai nhận di sản thừa kế nhưng vẫn phải đảm bảo các quy tắc sau:
Giấy tờ pháp lý khai nhận di sản của người thừa kế
- Giấy tờ chứng minh pháp lý về nhân thân còn hạn sử dụng của những người được hưởng di sản thừa kế;
- Hộ khẩu;
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân được cơ quan thẩm quyền cấp;
- Nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện thì cần: Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền;
- Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi, sơ yếu lý lịch; bản án, quyết định, các giấy tờ khác xác minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản thừa kế;
- Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ.
Giấy tờ pháp lý của người để lại di sản thừa kế
- Giấy chứng tử của người để lại di sản hoặc giấy báo tử hoặc bản án tuyên bố đã chết;
- Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận tình trạng độc thân được cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Di chúc.
Giấy tờ, văn bản chứng minh quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh về quyền sở hữu đối với di sản của người để lại di sản;
- Giấy phép xây dựng (nếu có)
- Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành (nếu có)
- Bản vẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được UBND hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có)
- Nếu có những trường hợp cụ thể khác thì sẽ cần thêm các giấy tờ, tài liệu khác nhau để có thể thu thập về hồ sơ khai nhận di sản thừa kế.
Về quy trình, thủ tục:
Việc khai nhận di sản sẽ được thực hiện tại Phòng Công Chứng hoặc Văn phòng Công chứng nếu những người được hưởng thừa kế thống nhất phân chia di sản.
Nếu trường hợp mà các bên không đồng ý với việc phân chia di sản thì thủ tục sẽ không được tiến hành và các bên có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xét xử phân chia di sản thừa kế.
Xem thêm: THỦ TỤC NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ HỢP PHÁP
Người được hưởng thừa kế thế vị là con nuôi có được hay không?
Được quy định cụ thể tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
Ngoài ra còn có quy định chi tiết theo Luật Nuôi con nuôi 2010, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định về quyền của con nuôi trong việc hưởng di sản thừa kế.
Nếu thừa kế thế vị từ chồng đã mất là vợ thì được không?
Về vấn đề này đã được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015 rằng thừa kế thế vị chỉ được áp dụng cho trường hợp là con/ cháu chứ các mối quan hệ nào khác.
Thừa kế thế vị thì tài sản được chia như thế nào?
Về vấn đề chia di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định pháp luật về thừa kế, người được hưởng di sản thừa kế có quyền hưởng trọn phần di sản của mình sau khi việc phân chia di sản đã hoàn tất.
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015;
Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
Luật Nuôi con nuôi 2010.
Nên lựa chọn tới Công ty Luật Quốc tế Nguyễn và Cộng sự - NVCS để được tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan tới thừa kế:
Tại NVCS, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực thì chúng tôi tự hào cung cấp dịch vụ tư vấn thừa kế chất lượng, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến việc chuyển giao tài sản một cách thông minh và hiệu quả. Với đội ngũ chuyên gia pháp lý và tài chính có kinh nghiệm, chúng tôi cam kết đồng hành cùng khách hàng từng bước trên con đường thừa kế. Dịch vụ của chúng tôi không chỉ giới hạn trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý mà còn chú trọng đến việc hiểu rõ nhu cầu và mong muốn riêng của từng gia đình. Chúng tôi luôn tận tâm lắng nghe và tư vấn, tạo ra các giải pháp tùy chỉnh nhằm bảo vệ tài sản và tối ưu hóa lợi ích cho các thế hệ tiếp theo.
dich-vu-luat-su-tu-van-thua-ke-nvcs
Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU
Điện thoại: 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn