
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Khi một người thân yêu qua đời, không chỉ là nỗi đau mất mát với gia đình còn phải đối mặt với những thách thức liên quan đến việc quản lý tài sản và thừa kế. Trong quá trình này, thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là khi người đó để lại những khoản tiền gửi có kỳ hạn. Trong bài viết này, NVCS muốn đưa tới cho chúng ta về những bước cụ thể và nguyên tắc mà gia đình cần tuân theo khi muốn chi trả số tiền gửi tiết kiệm theo pháp luật về thừa kế tại Việt Nam. Quy trình này không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết vững về các quy định pháp luật mà còn yêu cầu sự tôn trọng đối với mong muốn và di chúc của người đã khuất. Hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về cách thức và nguyên tắc của thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế để đảm bảo rằng mọi quyết định được thực hiện một cách minh bạch và tôn trọng nhất.
- 1. KHÁI NIỆM VỀ SỔ/ THẺ TIẾT KIỆM
- 2. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ SỔ TIẾT KIỆM NGƯỜI ĐÃ MẤT
- 3. VIỆC HƯỞNG DI SẢN LÀ SỔ TIẾT KIỆM THÌ NGƯỜI HƯỞNG THỪA KẾ CẦN LÀM GÌ?
- 4. Theo di chúc: Người được hưởng thừa kế là sổ tiết kiệm là người mà được người để lại di chúc chỉ định. Ngoài ra trường hợp ngoại lệ căn cứ theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 về những người sau vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc trong di chúc có tên họ hay không:
- 5. Con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà suy giảm khả năng lao động.
- 6. Cha, mẹ, vợ, chồng.
- 7. Theo pháp luật: Nếu xét không có di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia thứ tự cho những người thuộc ba hàng thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
- 8. CẦN CHUẨN BỊ GIẤY TỜ, HỒ SƠ GÌ?
- 9. THỦ TỤC THỪA KẾ SỔ TIẾT KIỆM CỦA NGƯỜI ĐÃ MẤT 2024
- 10. KHI NÀO ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN LÀ SỔ TIẾT KIỆM?
chi-tra-tien-gui-tiet-kiem-theo-thua-ke-nvcs
KHÁI NIỆM VỀ SỔ/ THẺ TIẾT KIỆM
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN nêu cụ thể khái niệm về sổ/ thẻ tiết kiệm:“ Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.”
Hoặc có thể hiểu rằng, sổ/ thẻ tiết kiệm là giấy tờ ghi nhận việc gửi tiền tiết kiệm của một cá nhân tại ngân hàng với những thoả thuận về lãi suất, số tiền gửi, kì hạn gửi...
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ SỔ TIẾT KIỆM NGƯỜI ĐÃ MẤT
- Thừa kế theo di chúc
Do pháp luật Việt Nam ưu tiên chia thừa kế theo di chúc vì tính chất pháp lý rõ ràng, chặt chẽ được quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự, người lập di chúc được quyền chỉ định người được hưởng thừa kế hoặc truất quyền hưởng di sản thừa kế của người thừa kế, ngoài ra có thể phân định các phần di sản cho từng người hưởng thừa kế...
Người có sổ tiết kiệm về việc lập di chúc đủ điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 được quyền để lại di chúc về chia di sản thừa kế với đối tượng là sổ tiết kiệm thì những người được hưởng thừa kế sẽ thực hiện phân chia di sản thừa kế theo di chúc và hưởng phần di sản trong sổ tiết kiệm thuộc về mình được hưởng sau khi đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ với người đã mất (nếu có).
Tham khảo: Dịch vụ luật sư tư vấn về thừa kế
- Thừa kế theo pháp luật
Nếu người chết có sổ tiết kiệm nhưng không lập di chúc để lại di sản, những người thừa kế sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định di sản thừa kế bởi không chắc chắn về di sản là sổ tiết kiệm hay các di sản khác.
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định cụ thể rằng ngân hàng chỉ cung cấp thông tin khách hàng trong trường hợp:
“a) Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
b) Có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.”
Vậy phải có sự đồng ý của người chủ sổ tiết kiệm hoặc có yêu cầu của cơ quan chức năng thì ngân hàng sẽ được quyền cung cấp tất cả thông tin về sổ tiết kiệm đó cho cá nhân khác.
Nếu một người đã mất có sổ tiết kiệm nhưng không có bất kỳ người thừa kế nào biết về thông tin cũng như sự tồn tại của nó thì khả năng cao những người hưởng thừa kế sẽ không nhận được số tiền trong sổ tiết kiệm của người đã mất để lại.
Ngược lại, có thể người chết không để lại di chúc nhưng những người hưởng thừa kế biết đến sự tồn tại của sổ tiết kiệm thì pháp luật tiến hành việc phân chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, ngân hàng sẽ hướng dẫn về các thủ tục chi trả số tiền trong sổ tiết kiệm theo thừa kế.
Như vậy, tuỳ vào việc người được hưởng thừa kế có biết đến sự tồn tại của sổ tiết kiệm và việc người chết có để lại di chúc hay không để thì người hưởng thừa kế sẽ tiến hành các thủ tục tiếp theo để hưởng di sản thừa kế là số tiền gửi tiết kiệm và đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với người chết.
VIỆC HƯỞNG DI SẢN LÀ SỔ TIẾT KIỆM THÌ NGƯỜI HƯỞNG THỪA KẾ CẦN LÀM GÌ?
Người được hưởng thừa kế muốn hưởng di sản là sổ tiết kiệm thì phải thực hiện đầy đủ, hợp pháp các thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quy trình, thủ tục cụ thể để người thừa kế nhận di sản là sổ tiết kiệm thực hiện như sau:
Theo di chúc: Người được hưởng thừa kế là sổ tiết kiệm là người mà được người để lại di chúc chỉ định. Ngoài ra trường hợp ngoại lệ căn cứ theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 về những người sau vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc trong di chúc có tên họ hay không:
-
Con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà suy giảm khả năng lao động.
-
Cha, mẹ, vợ, chồng.
Theo pháp luật: Nếu xét không có di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia thứ tự cho những người thuộc ba hàng thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
CẦN CHUẨN BỊ GIẤY TỜ, HỒ SƠ GÌ?
Được quy định tại Điều 63 Luật Công chứng 2014:
- Thẻ Tiết kiệm
- Giấy chứng tử hoặc Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân về việc tuyên bố người gửi tiền chết (01 bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc do cơ quan có thẩm quyền cấp lưu ngân hàng);
- Giấy tờ chứng minh nhân thân còn thời hạn sử dụng của người thừa kế (01 bản chính để đối chiếu và 01 bản sao lưu ngân hàng);
- Xét từng trường hợp cụ thể, người có đề nghị chi trả tiền gửi tiết kiệm phải xuất trình thêm một trong các loại giấy tờ sau: Văn bản khai nhận di sản; văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân về việc phân chia di sản thừa kế (01 bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực lưu ngân hàng);
- Các giấy tờ, văn bản liên quan khác (nếu có): Văn bản thỏa thuận khác của những người thừa kế, di chúc bằng văn bản của người gửi tiền tiết kiệm, văn bản từ chối nhận di sản của những người thừa kế (01 bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực lưu ngân hàng).
THỦ TỤC THỪA KẾ SỔ TIẾT KIỆM CỦA NGƯỜI ĐÃ MẤT 2024
thu-tuc-chi-tra-tien-gui-tiet-kiem-theo-thua-ke-nvcs
- Người thừa kế xuất trình hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp tại trụ sở của Ngân hàng chính sách xã hội hoặc tại địa điểm giao dịch hợp pháp của Ngân hàng chính sách xã hội nơi mở Thẻ tiết kiệm;
- Ngân hàng chính sách xã hội kiểm tra hồ sơ, chữ ký đảm bảo đúng, đủ, hợp lệ theo quy định pháp luật;
- Người thừa kế lập giấy rút tiền;
- Ngân hàng chính sách xã hội chi trả tiền gửi cho người thừa kế
Thời hạn giải quyết thủ tục: Ngay sau khi Ngân hàng chính sách xã hội tại nơi thực hiện thủ tục nhận được hồ sơ theo quy định trên của khách hàng.
Cơ quan tiến hành giải quyết: Ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục;
Kết quả thực hiện: Chi trả tiền gửi tiết kiệm cho người hưởng thừa kế.
Phí, lệ phí: Không.
KHI NÀO ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN LÀ SỔ TIẾT KIỆM?
Căn cứ tại khoản 1, 4 Điều 58 Luật Công chứng 2014; điểm a khoản 4 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN:
- Tiến hành phân chia di sản
Người thừa kế sẽ phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ đã được quy định và đến Văn phòng/Phòng công chứng gần nhất để thực hiện thủ tục công chứng về Văn bản thoả thuận/ Văn bản khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm.
Giấy tờ nhận được ở đây là Văn bản thoả thuận/ Văn bản khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm.
- Cử một người đại diện theo uỷ quyền ( nếu trong trường hợp tất cả người hưởng thừa kế đều được hưởng di sản) hoặc người được các đồng thừa kế khác tặng cho số tiền thuộc phần di sản của mình trong sổ tiết kiệm ( được thể hiện trong Văn bản thảo thuận phân chia di sản thừa kế) thì đến ngân hàng, xuất trình các giấy tờ, văn bản liên quan để rút tiền trong sổ tiết kiệm của người chết. Tới đây thì người được hưởng thừa kế sẽ làm theo mọi sự hướng dẫn từ phía ngân hàng để hoàn thành các thủ tục.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và văn bản số 17/2017/QH14 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng;
- Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH);
- Điều lệ và tổ chức hoạt động của NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm;
- Văn bản số 3579/NHCS-KHNV hướng dẫn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tại sao khách hàng nên lựa chọn dịch vụ luật sư tư vấn tại Công ty Luật Quốc tế Nguyễn và Cộng sự - NVCS?
Tại NVCS, chúng tôi tự hào về đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Đội ngũ của chúng tôi không chỉ có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực pháp luật mà còn có khả năng ứng dụng linh hoạt trong các tình huống pháp lý phức tạp. Chúng tôi cam kết đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu bằng cách lắng nghe kỹ lưỡng và hiểu rõ nhu cầu cụ thể của khách hàng và tìm ra các giải pháp sáng tạo và linh hoạt, giúp khách hàng đối mặt với mọi thách thức pháp lý một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Công ty Luật Quốc tế Nguyễn và Cộng sự - NVCS, chúng tôi không chỉ là đối tác pháp lý mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên mọi hành trình pháp lý của bạn.
dich-vu-luat-su-tu-van-ve-thua-ke-nvcs
Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU
Điện thoại: 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn