QUY TRÌNH DỊCH VỤ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI NVCS XỬ LÝ XÂM PHẠM NĂM 2024

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

 

A. TỔNG QUAN QUY TRÌNH CHUNG 2

I. NHẬP LIỆU VÀO HỆ THỐNG GETFLY 2

II. TƯ VẤN 2

1. TIẾP NHẬN THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN BAN ĐẦU 2

2. BÁO GIÁ 3

III. TIẾN HÀNH HỒ SƠ 4

1. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ 4

2. THANH TOÁN 7

3. SOẠN THẢO VÀ NỘP HỒ SƠ 8

4. THEO DÕI HỒ SƠ 8

B. QUY TRÌNH HỒ SƠ CHI TIẾT 8

1. TƯ VẤN 8

2. SOẠN THẢO HỒ SƠ 10

3. THEO DÕI HỒ SƠ 13

 

  1. TỔNG QUAN QUY TRÌNH CHUNG

  1. NHẬP LIỆU VÀO HỆ THỐNG GETFLY

Getfly là phần mềm hỗ trợ và quản lý công việc của toàn bộ nhân viên NVCS. Việc nhập liệu vào Getfly là bắt buộc và nhân viên sử dụng Getly khi:

  • Sau khi thu thập được thông tin, sử dụng Getfly để nhập – lưu thông tin khách hàng.
  • Khi cần báo giá, sử dụng Getfly để tạo và gửi báo giá cho khách hàng.
  • Khi cần quản lý công việc, sử dụng Getfly để tạo và theo dõi, nhắc nhở các công việc cần làm
  • Sau khi đã ký Hợp đồng thành công, sử dụng Getfly để tạo đơn hàng và theo dõi việc thanh toán của khách hàng
  • Và các công việc quản lý khác

(Xem chi tiết tại file Hướng dẫn sử dụng Getfly).

  1. TƯ VẤN

  1. TIẾP NHẬN THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN BAN ĐẦU

NVCS có các nguồn khách hàng như: Quảng cáo của công ty; khách cũ giới thiệu; đối tác dịch vụ,… Khi được phân công khách hàng, trong thời gian 15-20 phút, nhân viên cần liên hệ trao đổi với khách hàng theo các cách thức như điện thoại, nhắn tin, gửi email. 

Tất cả nhân viên phải dùng điện thoại, tài khoản zalo, email,… công ty cung cấp để trao đổi với khách hàng. 

Quá trình trao đổi thông tin cần đảm bảo các thông tin sau:

  • Giới thiệu mình là ai?  Ở đâu? Vị trí công tác tại NVCS.
  • Xác định nhu cầu khách hàng, từ đó nhân viên tư vấn cho khách hàng các thông tin sơ bộ liên quan và yêu cầu khách cung cấp thông tin tương ứng với loại hồ sơ cần thực hiện và địa chỉ email để có thể tư vấn chi tiết, gửi báo giá và nhập liệu thông tin vào Getfly.
  • Đăng ký nhãn hiệu 
  • Kiểu dáng công nghiệp 
  • Sáng chế 
  • Quyền tác giả 
  • Xử lý xâm phạm 

(Chi tiết tư vấn và hồ sơ cần cung cấp cụ thể của từng loại hồ sơ xem tại phần B)

  1. BÁO GIÁ

Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, và bảng giá dịch vụ của NVCS, nhân viên tiến hành soạn thảo và gửi báo phí cho khách hàng.Các trường hợp báo giá khác với bảng giá của Công ty, nhân viên phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của Ban Giám Đốc.

  1. : Soạn thảo Báo giá
  • Dựa vào thông tin khách hàng cung cấp. Vào Data để soạn báo phí :

Phòng Pháp lý => Công ty tư vấn => Sở hữu trí tuệ =>Báo phí => chỉnh sửa lại thông tin khách hàng và nội dung công việc cần thực hiện => chuyển đổi sang file pdf

vào server công ty

Vào server công ty

chỉnh sửa thông tin chi phí

Chỉnh sửa thông tin báo phí theo nhu cầu cảu khách hàng

 

  • Nếu khách hàng chỉ cần báo phí tổng quát cơ bản của hồ sơ, thì nhân viên có thể sử dụng file báo giá mẫu sẵn có để gửi.

 

  1. : Gửi Báo giá cho khách hàng 

Gửi file pdf Báo giá cho khách hàng xemthông qua email của công ty hoặc mail tự động Getfly và theo dõi phản hồi của khách hành :

  • Nếu khách hàng có thắc mắc thì giải thích để khách hàng hiểu rõ. Nếu khách thay đổi nhu cầu thì điều chỉnh báo giá cho phù hợp.
  • Nếu sau 02-03 ngày khách hàng không phản hồi, nhân viên liên hệ lại (gọi điện/mail/zalo) hỏi khách còn có nhu cầu không?
  • Nếu vẫn còn nhu cầu thì tìm hiểu lý do chậm phản hồi (còn có nội dung chưa hiểu rõ, sếp chưa quyết định,…)? Tùy theo lý do của khách để có hướng xử lý tiếp theo. Đối với những lý do gây kéo dài thời gian (chưa thiết kế xong, chưa có đủ hồ sơ cần cung cấp, sếp đi công tác chưa về,…) nhân viên cần ghi chú lại và tiếp tục liên hệ nhắc nhở khách.
  • Nếu không thì tìm hiểu lý do vì sao từ chối dịch vụ của NVCS (phí cao, đã tìm được đơn vị dịch vụ khác, không còn nhu cầu thực hiện loại hồ sơ này,…). 
  • Nếu khách hàng đồng ý với báo giá thì tiến hành hồ sơ.
  1. TIẾN HÀNH HỒ SƠ

  1. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Sau khi tư vấn, nếu khách hàng đồng ý thực hiện dịch vụ thì tiến hành ký hợp đồng dịch vụ và ủy quyền.Trường hợp khách hàng không cần ký Hợp đồng dịch vụ thì vẫn cần phải ký ủy quyền.

  1. : Soạn thảo Hợp đồng dịch vụ và ủy quyền

Dựa vào thông tin khách hàng cung cấp. Vào Data để soạn Hợp đồng và ủy quyền. 

  • Hợp đồng dịch vụ: Phòng Pháp lý => Hợp đồng dịch vụ => Hợp đồng dịch vụ pháp lý => chọn năm => SHTT => Copy file gần nhất => chỉnh sửa lại thông tin khách hàng và nội dung công việc cần thực hiện => chuyển đổi sang file pdf

Lưu ý: Chỉ chỉnh sửa lại Thông tin Bên A, nội dung công việc thực hiện cho phù hợp với từng khách hàng, không chỉnh sửa các điều khoản cố định khác. Trường hợp khách hàng muốn chỉnh sửa các điều khoản cố định thì phải có sự đồng ý của cấp trên.

 

vào server công ty

Vào server công ty

chỉnh sửa thông tin hợp đồng

Chỉnh sửa lại các thông tin

sửa lại các thông tin hợp đồng

Chỉnh sửa lại các thông tin

  • Ủy quyền:Phòng Pháp lý => Công ty tư vấn => Sở hữu trí tuệ => Chọn theo phân loại hồ sơ (Nhãn hiệu, Kiểu dáng công nghiệp,…) => chọn năm => Copy file gần nhất => chỉnh sửa lại thông tin khách hàng và nội dung công việc cần thực hiện => chuyển đổi sang file pdf

vào thông tin công ty

Vào server công ty

chỉnh sửa thông tin giấy ủy quyền

Chỉnh sửa lại các thông tin

  1. : Gửi khách hàng 

Gửi file pdf Hợp đồng và Ủy quyền cho khách hàng xem và kiểm tra lại thông tin. Nếu có sai sót thì chỉnh sửa và thông nhất lại với khách hàng. Nếu file chính xác thì hẹn khách sẽ gửi hồ sơ cho khách ký.

  1. : In, trình ký, đóng dấu Hợp đồng 

In màu Hợp đồng, ủy quyền => Trình Giám đốc ký tên, đóng dấu

  1. : Chuyển Hợp đồng cho bộ phận giao nhận và Theo dõi hồ sơ về
  • Giao Hợp đồng, ủy quyền cho bộ phận giao nhận để chuyển tới khách hàng ký, đóng dấu. Nếu khách hàng không ở TP HCM thì gửi chuyển phát nhanh hồ sơ.
  • Theo dõi từ 1 – 3 ngày, nếu hồ sơ ký vẫn chưa về thì liên hệ Bộ phận giao nhận hồ sơ hỏi thông tin, nếu do khách hàng chưa ký thì gọi điện nhắc nhở khách hàng. Đối với hồ sơ chuyển phát nhanh thì theo dõi tình trạng vận đơn, nhắc nhở khách hàng khi nhận được hồ sơ thì ký, đóng dấu và gửi lại về cho NVCS
  • Khi nhận được hồ sơ đã ký, đóng dấu, nhân viên phải liên hệ lại với khách hàng để nhắc nhở khách hàng thanh toán và tiến hành hồ sơ.
  1. THANH TOÁN

  • Sau khi Hợp đồng đã được ký thành công, nhân viên phải nhập đơn hàng lên Getfly và theo dõi việc thanh toán của khách hàng.
  • Tất cả hồ sơ dịch vụ Sở hữu trí tuệ đều yêu cầu thanh toán 1 lần, 100% chi phí sau khi ký hợp đồng. Nhân viên chỉ tiến hành nộp hồ sơ khi đã nhận được đầy đủ phí theo Hợp đồng. Các trường hợp chia thành nhiều đợt thanh toán, nộp hồ sơ trước – thanh toán sau, nhân viên phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của Ban Giám Đốc.
  1. SOẠN THẢO VÀ NỘP HỒ SƠ

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ đã ký (Hợp đồng, Giấy ủy quyền) và chi phí, nhân viên tiến hành soạn hồ sơ chi tiết và nộp hồ sơ. 

  1. : Soạn hồ sơ

Vào Data để soạn: Phòng Pháp lý => Công ty tư vấn => Sở hữu trí tuệ => Chọn theo phân loại hồ sơ (Nhãn hiệu, Kiểu dáng công nghiệp,…) => chọn năm => Copy file gần nhất => chỉnh sửa lại thông tin khách hàng và nội dung công việc cần thực hiện => Kiểm tra lại hồ sơ trước khi in => In ấn và trình ký

  1. : Nộp hồ sơ 

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ cần nộpthì.

  • Trưởng nhóm đưa hồ sơ cho Mr. Thiệu / Mrs. Hoài kiểm tra công nợ (kiểm tra xem khách đã thanh toán hay chưa).
  • Hồ sơ đã thanh toán sẽ được chuyển bộ phận giao nhận nộp hồ sơ.
  • Những hồ sơ chưa thanh toán nhưng vẫn được nộp thì phải có sự đồng ý của Ban Giám đốc và nhân viên phải chú ý theo dõi để nhắc nhở khách hàng thanh toán.

(Chi tiết của từng loại hồ sơ, xem tại Phần B)

  1. THEO DÕI HỒ SƠ

  1. QUY TRÌNH HỒ SƠ CHI TIẾT

  1. TƯ VẤN

  1. Khái quát

Song song với việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu còn phải chống lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trên thực tế, có rất nhiều dạng hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ. Vì vậy, khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, nhân viên cần xác định đúng hành vi đó là gì, liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ nào, từ đó đưa ra phương án xử lý thích hợp.

  • Các hành vi xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ:
  • Xâm phạm quyền tác giả - Điều 28 Luật SHTT
  • Xâm phạm quyền liên quan – Điều 35 Luật SHTT
  • Xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí – Điều 126 Luật SHTT
  • Xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh – Điều 127 Luật SHTT
  • Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý – Điều 129 Luật SHTT
  • Xâm phạm quyền đối với giống cây trồng – Điều 188 Luật SHTT
  • Trong đó, một số hành vi xâm phạm thường gặp như:
  • Đối với nhãn hiệu: Gây nhầm lẫn cho khách hàng khi sử dụng những dấu hiệu tương tự hoặc trùng với những dấu hiệu thuộc sở hữu của người khác trong cùng một lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ. Lợi dụng thành quả của người khác bằng cách dựa trên những nhãn hiệu đã có và uy tín của nhãn hiệu đó, để làm hàng giả, hàng nhái đánh lừa người tiêu dùng về nguồn gốc của sản phẩm.
  • Đối với quyền tác giả: Sao chép, xuất bản, phân phối, công bố,… tác phẩm không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
  1. Cở sở xử lý xâm phạm
  • Luật Sở hữu trí tuệ
  • Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Về Sở Hữu Công Nghiệp.
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
  1. Quy trình tổng quát 

Để có thể xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cần chuẩn bị:

  • Bước 1: Chứng minh tư cách của chủ sở hữu
  • Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ.
  • Bước 2: Chứng minh hành vi xâm phạm
  • Thu thập thông tin xâm phạm qua các hành vi quảng cáo, sản xuất kinh doanh trên thị trường (phù hợp phạm vi lãnh thổ đăng ký bảo hộ).
  • Xác minh thông tin chủ thể có dấu hiệu xâm phạm.
  • Xác minh nơi lưu trữ hàng hoá xâm phạm.
  • Xác minh khách hàng (tổ chức) mua hàng của chủ thể xâm phạm và các chủ thể liên quan.
  • Xác minh thiệt hại.
  • Xác minh hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ của Quốc gia hoặc Quốc tế (phù hợp phạm vi lãnh thổ đăng ký bảo hộ), xem chủ thể xâm phạm có ý định đăng ký hoặc đang được cơ quan chức năng xem xét cấp đăng ký cho đối tượng sở hữu trí tuệ tương tự gây nhầm lẫn hoặc có ý đồ xâm phạm thì kịp thời khiếu nại, phản đối hoặc yêu cầu từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Giám định có hay không sự xâm phạm
  • Bước 3: Xử lý xâm phạm: Dựa trên kết quả xác minh thu thập chứng cứ, tình hình vụ việc mà chúng ta lựa chọn thực hiện tuần tự hoặc đồng bộ các biện pháp để xử lý hành vi xâm phạm quyền. Tùy vào hành vi cụ thể sẽ có phương thức xử lý, thông thường sẽ bao gồm một số biện pháp như: 
  • Cấp độ 1: Gửi văn bản khuyến cáo, yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.
  • Cấp độ 2: Giám định có hay không sự xâm phạm, từ đó gửi văn bản yêu cầu xử lý xâm phạm đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quản lý thị trường, công an,…)
  • Cấp độ 3: Khởi kiện ra Tòa án
  1. Báo giá

Khi báo phí xử lý xâm phạm nhân viên báo phí theo quy trình với các biện pháp tổng quát để khách hàng lựa chọn. Tiến trình thanh toán căn cứ theo tiến trình thực hiện các bước của quá trình xử lý.

  1. SOẠN THẢO HỒ SƠ

  1. Thư khuyến cáo

Chủ sở hữu trực tiếp hoặc thông qua NVCS phát hành công văn cảnh báo vi phạm và đề nghị chấm dứt hành vi, khắc phục hậu quả. Tuy biện pháp này không phải là biện pháp bắt buộc theo quy định pháp luật hiện hành nhưng sẽ phù hợp với các trường hợp bên xâm phạm không cố tình xâm phạm, có thiện chí sửa chữa, khắc phục. Trong trường hợp họ cố tình xâm phạm, không có thiện chí, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu của bên bị xâm phạm đưa ra thì tiếp tục thực hiện các biện pháp khác và đây sẽ là bằng chứng cho việc cố tình xâm phạm của bên xâm phạm.

  • Hồ sơ cần cung cấp:
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ.
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Hợp đồng license (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, sở hữu) đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
  • Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm nếu các sản phẩm này không phải là các sản phẩm dễ cháy, độc hại hoặc khó bảo quản; hoặc
  • Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm;
  • Thông tin của bên vi phạm gồm tên cá nhân/tổ chức, địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.
  • Giấy ủy quyền nếu thông qua NVCS.
  • Nơi soạn – lưu file: Phòng Pháp lý => Công ty tư vấn => Sở hữu trí tuệ =>Xử lý xâm phạm  =>  Tạo file theo tên khách hàng.
  • Soạn hồ sơ: Dựa trên chứng cứ thu thập được về sự xâm phạm, tiến hành soạn thảo công văn. Công văn cần đưa ra được sở sở pháp lý, lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh hành vi xâm phạm và đưa ra yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và các yêu cầu khách để khắc phục hậu quả (nếu có)
  • Hồ sơ mẫu: Công ty TNHH Thẩm mỹ quốc tế KOKO khuyến cáo đến Thẩm mỹ viện Sài Thành
  • Sau khi soạn xong hồ sơ, nhân viên kiểm tra lại và gửi cho trưởng nhóm kiểm tra lại trước khi in. Sau đó gửi cho khách hàng ký tên, đóng dấu và gửi cho bên xâm phạm.
  1. Giám định

Tuy không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức. Tuy nhiên, nếu nhận thấy mức độ vị phạm vừa phải và chủ thể vi phạm có thiện chí thì không cần thiết phải tiến hành giám định (tuân thủ yêu cầu cảnh báo đầu tiên). 

Nếu giám định thì cần chuẩn bị các tài liệu:

  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ.
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Hợp đồng license (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, sở hữu) đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
  • Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm (03 mẫu) nếu các sản phẩm này không phải là các sản phẩm dễ cháy, độc hại hoặc khó bảo quản; hoặc
  • Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm (03 bộ);
  • Thông tin của bên vi phạm gồm tên cá nhân/tổ chức, địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.
  • Giấy ủy quyền nếu thông qua NVCS

Thời hạn giám định khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc. 

Chi phí giám định (bao gồm phí dịch vụ và lệ phí chính thức): tùy theo vụ việc và thời gian yêu cầu giám định.

  1. Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm
  • Xử phạt hành chính
  • Theo phương án này chủ sở hữu trực tiếp hoặc thông qua NVCS soạn thảo chuẩn bị tài liệu cần thiết và nộp yêu cầu xử lý xâm phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tùy theo từng địa phương, tính chất của vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền có thể được chọn theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
  • Yêu cầu đối với đơn và tài liệu:
  • Yêu cầu xử lý vi phạm phải được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức đơn yêu cầu xử lý vi phạm, trong đó nêu rõ ngày làm đơn, tên cơ quan nhận đơn hoặc các cơ quan nhận đơn, thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm; người đại diện hợp pháp hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền; đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan; hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm; biện pháp yêu cầu xử lý; chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền, dấu xác nhận chữ ký, nếu có; nếu trước đó đơn đã được gửi cho cơ quan khác thì phải ghi rõ tên cơ quan và ngày gửi đơn trước đó.
  • Đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm; tài liệu mô tả hoặc ảnh chụp hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm; địa điểm nơi có hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
  • Trình tự xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm:
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm, cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo;
  • Trường hợp tài liệu, chứng cứ do người nộp đơn cung cấp chưa đầy đủ thì cơ quan xử lý vi phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc giải trình trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu;
  • Cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý vi phạm cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình; trưng cầu ý kiến chuyên môn của cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp để làm rõ các tình tiết của vụ việc;
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu, người có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm về dự định thời gian, thủ tục, biện pháp xử lý và yêu cầu hợp tác, hỗ trợ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.
  • Biện pháp tạm dừng thủ tục hải quan:
  • Được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ tại Việt Nam, nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm.
  • Biện pháp dân sự
  • Khi xảy ra tranh chấp quyền SHTT, chủ thể quyền SHTT có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết.
  • Toà án có thẩm quyền buộc bên xâm phạm quyền SHTT thực hiện việc:

(i) Chấm dứt hành vi xâm phạm.

(ii) Xin lỗi, cải chính công khai.

(iii) Thực hiện nghĩa vụ dân sự.

(iv) Bồi thường thiệt hại.

(v) Tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT (với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT).

  • Biện pháp hình sự
  • Nếu hành vi xâm phạm đến mức độ có thể xử lý hình sự thì bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án xử lý hình sự bên xâm phạm.
  1. THEO DÕI HỒ SƠ

  • Khi thực hiện hồ sơ xử lý xâm phạm cần phải theo dõi sự phản hồi của bên vi phạm từ đó tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp nhu cầu khách hàng và tình huống cụ thể.
  • Nếu sau khi gửi thư khuyến cáo, bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và thực hiện theo yêu cầu khác (nếu có) được đưa ra thì có thể kết thúc vụ việc. Ngược lại, có thể tiến hành các biện pháp khác tiếp theo.
  • Nếu sau khi gửi yêu cầu giải quyết vụ việc xâm phạm sở hữu trí tuệ đến cơ quan có thẩm quyền (Công an, Quản lý thị trường…) không có hiệu quả, có thể tiến hành bước Khởi kiện ra Tòa Án.

 

- HẾT -



 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2024

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2024

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì? Quyền và điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp được quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục đăng ký công nghiệp bao gồm những bước nào?
QUY ĐỊNH VỀ VĂN BẰNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ MỚI NHẤT NĂM 2024

QUY ĐỊNH VỀ VĂN BẰNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ MỚI NHẤT NĂM 2024

Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Hiệu lực của văn bằng bảo hộ là bao lâu? Những trường hợp chấm dứt, huỷ bỏ và gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
THỦ TỤC SỬA ĐỔI THÔNG TIN VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

THỦ TỤC SỬA ĐỔI THÔNG TIN VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Trường hợp nào được sửa đổi thông tin văn bằng bảo hộ nhãn hiệu? Thủ tục thực hiện sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện ra sao?
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM PHÁI SINH

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM PHÁI SINH

Tác phẩm phái sinh là gì? Điều kiện, thời hạn bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm phái sinh được quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục thực hiện bảo hệ quyền tác giả bao gồm những bước nào?
QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT KINH DOANH MỚI NHẤT NĂM 2024

QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT KINH DOANH MỚI NHẤT NĂM 2024

Bí mật kinh doanh là gì? Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh như thế nào? Hành vi nào được xem là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh?
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MỚI NHẤT NĂM 2024

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MỚI NHẤT NĂM 2024

Nhãn hiệu là gì? Quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định ra sao? Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện như thế nào?
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi