
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình khi tham gia vào quan hệ hợp đồng nói chung và quan hệ hợp đồng thương mại nói riêng. Nếu một hoặc nhiều bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì phải chịu trách nhiệm trước bên còn lại thông qua các chế tài thương mại. Bài viết sau đây tập trung phân tích về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại và giới thiệu về dịch vụ Luật sư tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực Thương mại tại Công ty Luật TNHH Nguyễn và Cộng sự.
- 1. Chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại là gì?
- 2. Căn cứ để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại
- 3. Trách nhiệm hạn chế tổn thất của bên bị vi phạm
- 4. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán của bên bị vi phạm
- 5. Mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại với các chế tài khác
- 6. Dịch vụ Luật sư tư vấn áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng tại Nguyễn và Cộng sự
Chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại là gì?
boi-thuong-thiet-hai-la-gi
Điều 302 Luật Thương mại quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.” Như vậy, khi có hành vi vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm đó gây ra.
Tham khảo bài viết: Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại
Căn cứ để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại
Thứ nhất, tồn tại hợp đồng thương mại có hiệu lực giữa các bên. Đây được xem là điều kiện cơ bản để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo luật thương mại. Trường hợp giữa các bên không có hợp đồng thương mại hoặc có hợp đồng thương mại nhưng hợp đồng đó không có hiệu lực pháp luật thì giữa các bên không thể áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, phải có hành vi vi phạm hợp đồng. Một số hành vi vi phạm hợp đồng thường gặp là giao hàng chậm trễ, giao thiếu hàng hoặc chất lượng hàng hóa không đạt chuẩn,... Khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả khoản tiền bồi thường bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Thứ ba, phải có thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Điều này là căn cứ bắt buộc phải có đối với việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm nếu hành vi vi phạm gây ra thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm. Ngược lại, bên bị vi phạm có trách nhiệm chứng minh thiệt hại thực tế mà mình phải chịu do hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra. Thiệt hại thực tế là thiệt hại về tài sản như hàng hóa bị mất mát, hư hỏng hoặc thu nhập thực tế bị giảm sút,...
Thứ tư, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm gây ra. Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại thực tế và thiệt hại thực tế đó là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm. Nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng hành vi vi phạm đó không gây ra thiệt hại thực tế thì bên vi phạm không phải bồi thường. Ví dụ: Công ty chế biến lạp xưởng Đông Hà bán cho công ty phân phối thực phẩm Nguyễn Su 30 tấn lạp xưởng. Đến ngày giao hàng, công ty Đông Hà không có lạp xưởng để giao cho công ty Nguyễn Su, đồng thời, dây chuyền phân phối của công ty Nguyễn Su bị hỏng nên cũng không thể phân phối thực phẩm nói chung và lạp xưởng nói riêng. Có thể thấy công ty Nguyễn Su phải chịu tổn thất nhưng tổn thất này không phải do hành vi vi phạm hợp đồng của công ty Đông Hà gây ra và công ty Đông Hà không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty Nguyễn Su.
Cơ sở pháp lý: Điều 302, 303, 304 Luật thương mại.
Trách nhiệm hạn chế tổn thất của bên bị vi phạm
Theo Điều 305 Luật Thương mại thì bên bị vi phạm có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất, kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên bị vi phạm chứng minh được thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm của bên vi phạm nhưng không áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất thì bên vi phạm có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Quy định này được đặt ra nhằm góp phần giảm thiểu các tình trạng bàng quan, ỉ lại của bên bị vi phạm cho rằng dù sao mình cũng được bồi thường toàn bộ tổn thất. Như vậy, việc áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế tổn thất vừa hạn chế thiệt hại cho mình vừa hạn chế thiệt hại cho bên đối tác.
Tham khảo bài viết: Cung ứng dịch vụ Logistics mới nhất
Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán của bên bị vi phạm
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hoặc tiền thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.
quyen-yeu-cau-ve-tien-lai
Nếu bên bị vi phạm có một khoản nợ đối với ngân hàng và vì sự chậm thanh toán của bên vi phạm mà phải trả lãi quá hạn cho ngân hàng thì số “tiền lãi quá hạn” này được xem là thiệt hại thực tế. Do đó, bên bị vi phạm được quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, nếu bên bị vi phạm không có khoản nợ nào đối với ngân hàng, việc chậm thanh toán không gây thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm thì tiền lãi trên số tiền chậm trả được coi là khoản lợi nhuận trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Chính vì vậy, để xác định tiền lãi do chậm thanh toán là thiệt hại thực tế hay là khoản lợi trực tiếp thì pháp luật đã quy định 1 điều khoản riêng.
Cơ sở pháp lý: Điều 306 Luật thương mại.
Mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại với các chế tài khác
Theo Điều 316 Luật Thương mại thì một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do hành vi vi phạm của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác. Như vậy, sau khi áp dụng các chế tài khác được quy định tại Điều 292 Luật thương mại thì bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại.
Giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại, nếu các bên không có thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng thì bên bị vi phạm chỉ được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu các bên có thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng thì có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại cùng lúc khi đáp ứng các điều kiện cần thiết.
Dịch vụ Luật sư tư vấn áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng tại Nguyễn và Cộng sự
Với 14 năm kinh nghiệm, NVCS có đội ngũ luật sư Thương mại được đào tạo chuyên nghiệp, tận tâm và có thái độ tốt luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý như:
- Có bắt buộc phải quy định điều khoản về chế tài thương mại trong hợp đồng không?
- Nên quy định loại chế tài nào trong hợp đồng thương mại?
- Chế tài thương mại nào có lợi cho khách hàng?
dich-vu-luat-su-tu-van-ve-che-tai-boi-thuong-thiet-hai
Gọi ngay để được luật sư tư vấn miễn phí:
Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU
Điện thoại: 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn