
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Nhà nước sử dụng các chế tài thương mại nhằm đảm bảo khung pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng thương mại. Có 7 chế tài hợp pháp được sử dụng phổ biến bao gồm: Buộc thực hiện đúng hợp đồng, Phạt vi phạm, Buộc bồi thường thiệt hại, Tạm ngừng thực hiện hợp đồng, Đình chỉ thực hiện hợp đồng, Hủy bỏ hợp đồng và Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận. Bài viết này tập trung phân tích về chế tài phạt vi phạm trong hoạt động thương mại và giới thiệu dịch vụ luật sư tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến các chế tài thương mại.
- 1. Chế tài phạt vi phạm là gì?
- 2. Đặc điểm của chế tài phạt vi phạm là gì?
- 3. Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm
- 4. Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và các chế tài khác
- 5. So sánh chế tài phạt vi phạm theo Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự
- 6. Dịch vụ Luật sư tư vấn áp dụng chế tài phạt vi phạm trong hoạt động thương mại tại Nguyễn và Cộng sự
Chế tài phạt vi phạm là gì?
Điều 300 Luật Thương mại quy định phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận. Có thể thấy, chế tài này không được đương nhiên áp dụng mà trong hợp đồng giữa các bên phải có điều khoản quy định về việc áp dụng chế tài phạt vi phạt khi một trong các bên có hành vi vi phạm hợp đồng.
phat-vi-pham-la-gi
Về mức phạt, pháp luật quy định là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm mà các bên đã thỏa thuận. Đối với quy định này, có thể hiểu tất cả các hành vi vi phạm đều có một mức phạt như nhau là 8%
Tham khảo bài viết: Cung ứng dịch vụ Logistics mới nhất
Đặc điểm của chế tài phạt vi phạm là gì?
Thứ nhất, việc trả tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ không giải phóng nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Do đó, sau bên vi phạm thực hiện trả khoản tiền phạt cho bên bị vi phạm thì hợp đồng vẫn tiếp tục được thực hiện.
Thứ hai, việc áp dụng chế tài phạt vi phạm phải được thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên. Nếu trong hợp đồng thương mại giữa các bên có điều khoản quy định về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm thì khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm mới có quyền áp dụng chế tài này. Nếu trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không thể áp dụng chế tài này.
Thứ ba, chế tài phạt vi phạm có thể được áp dụng đối với tất cả hành vi vi phạm hợp đồng hoặc các hành vi mà các bên thỏa thuận là hành vi vi phạm hợp đồng và dù có gây thiệt hại hay không thì chế tài này vẫn được áp dụng (có thỏa thuận trong hợp đồng).
Thứ tư, đối tượng áp dụng của chế tài này phải là chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng thương mại. Theo đó, quan hệ hợp đồng thương mại được xác lập giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với cá nhân độc lập hoặc thương nhân với tổ chức khác.
Thứ năm, chức năng chủ yếu của chế tài phạt vi phạm là trừng phạt và phòng ngừa vi phạm hợp động, từ đó, nâng cao kỷ luật thực hiện hợp đồng giữa các bên.
Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm
Thứ nhất, giữa các bên phải có hợp đồng thương mại và hợp đồng phải có hiệu lực pháp luật. Đây là điều kiện tiên quyết để áp dụng chế tài phạt vi phạm theo luật thương mại. Nếu không có hợp đồng thương mại hoặc hợp đồng thương mại đó vô hiệu thì không thể áp dụng chế tài thương mại là phạt vi phạm. Ví dụ: Công ty phân phối linh kiện điện tử Hòa Trung thỏa thuận bằng văn bản với Công ty điện máy Hòa Phát sẽ giao cho công ty Hòa Phát 90.000 màn hình máy tính LG vào ngày 18/12/2024 tại kho A của công ty Hòa Phát. Được biết, công ty Hòa Phát ủy quyền cho con trai Tổng giám đốc để ký hợp đồng này. Đến hạn giao hàng, Công ty Hòa Trung không giao hàng vì phát hiện con trai Tổng giám đốc chưa là người thành niên. Do đó, hợp đồng mua bán màn hình máy tính LG giữa 2 công ty bị vô hiệu, dẫn đến các bên không phát sinh quyền và nghĩa vụ với nhau. Công ty Hòa Phát không thể áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng đối với công ty Hòa Trung vì hợp đồng giữa các bên đã vô hiệu.
Thứ hai, phải có hành vi vi phạm hợp đồng. Một số hành vi vi phạm hợp đồng thường gặp là giao hàng chậm trễ, giao hàng không đúng với thỏa thuận,... Khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả khoản tiền phạt bằng 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.
Thứ ba, ngoài điều kiện phải có hành vi vi phạm hợp đồng thì trong hợp đồng thương mại giữa các bên còn phải có điều khoản thỏa thuận áp dụng chế tài phạt vi phạm trong trường hợp một/các bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Nếu trong hợp đồng thương mại giữa các bên có điều khoản quy định về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm thì khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm mới có quyền áp dụng chế tài này. Nếu trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không thể áp dụng chế tài này.
Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và các chế tài khác
Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại, Điều 303 Luật Thương mại quy định nếu không có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng giữa các bên thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại cùng một lúc.
Cơ sở pháp lý: Điều 303 và 316 Luật Thương mại.
So sánh chế tài phạt vi phạm theo Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự
so-sanh-che-tai-phat-vi-pham
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tham khảo bài viết: Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại
Dịch vụ Luật sư tư vấn áp dụng chế tài phạt vi phạm trong hoạt động thương mại tại Nguyễn và Cộng sự
Với kinh nghiệm 14 năm trong lĩnh vực Thương mại, Nguyễn và Cộng sự luôn tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo mỗi giao dịch của khách hàng không còn là nỗi lo. Nguyễn và Cộng sự tự tin có đội ngũ Luật sư Thương mại được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, thái độ chuyên nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn. Đó cũng là thứ tạo nên tên tuổi cũng như đem đến sự tin tưởng của quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ Luật sư Thương mại tại NVCS. Ngoài các vấn đề của quý khách hàng, NVCS chúng tôi còn đưa ra các vấn đề pháp lý liên quan như:
- Chế tài thương mại nào có ít rủi ro nhất?
- Áp dụng nhiều loại chế tài thương mại trong một hợp đồng được không?
dich-vu-luat-su-tu-van-ve-che-tai-phat-vi-pham
Gọi ngay để được luật sư tư vấn miễn phí:
Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU
Điện thoại: 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn