
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Các hình thức thừa kế theo pháp luật quy định
Thừa kế theo di chúc
Tại Chương XXII Bộ luật Dân sự 2015 thì đầu tiên, “di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Người thừa kế được hưởng tài sản thừa kế (được để lại di chúc) và trong trường hợp di chúc đó có hiệu lực pháp luật, người thừa kế vào thời điểm mở thừa kế còn sống hoặc cơ quan, tổ chức vẫn còn tồn tại và không từ chối việc nhận tài sản thừa kế.
Thừa kế theo pháp luật
Trường hợp người chết họ không để lại bất kì di chúc nào về việc chia tài sản họ để lại thì lúc họ chết, phần tài sản họ để lại sẽ được chia theo pháp luật – gọi là thừa kế theo pháp luật. Bên cạnh đó, nếu người chết chỉ để lại di chúc cho 1 phần tài sản và phần còn lại không có trong di chúc thì phần tài sản đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Cơ sở để giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế
- Di chúc không có hiệu lực do người lập di chúc lập vào thời điểm không đủ tỉnh táo, minh mẫn hoặc bị ép buộc lập di chúc mà không tự nguyện. Hoặc di chúc vi phạm về hình thức được quy định theo pháp luật. Trong di chúc quy định về điều cấm của pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội.
- Việc chia di sản trong di chúc không đảm bảo quyền lợi của các đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mất khả năng lao động.
- Người thừa kế không thực hiện nghĩa vụ đối với phần di sản được hưởng thừa kế.
- Những người thừa kế tài sản theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan được hưởng tài sản thừa kể không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
XEM THÊM: DỊCH VỤ TƯ VẤN VỀ THỪA KẾ
II/ Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế
Các vấn đề liên quan đến tranh chấp tài sản thừa kế
- Tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại;
- Yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
- Xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế
Đầu tiên, xác định xem tài sản thừa kế mà được yêu cầu giải quyết tranh chấp có phải là bất động sản không. Trong trường hợp tài sản mà nguyên đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết khi tại địa bàn huyện có nhà đất của người để lại thừa kế; theo đó, nếu tài sản là bất động sản không nằm trên địa bàn huyện thì Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp tài sản mà nguyên đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp không phải là bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết được xác định theo Điều 35, Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự (Tòa án nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn)
THAM KHẢO: CÁC HÌNH THỨC HƯỞNG THỪA KẾ
Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế
a/ Hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản
- Giấy chứng tử của người để lại di sản
- Di chúc (nếu có)
- Bản kê khai di sản
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản
- Giấy tờ liên quan đến việc từ chối di sản (nếu có)
b/ Thủ tục khởi kiện
- Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
- Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan
- Tiến hành hòa giải
- Nếu hòa giải không thành công thì sẽ được đưa ra xét xử
THAM KHẢO: DỊCH VỤ TƯ VẤN VỀ THỪA KẾ