TRANH CHẤP YÊU CẦU THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI VAY TIỀN ĐÃ CHẾT ĐỂ LẠI. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Xác định người phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người vay tiền đã chết để lại và thứ tự thanh toán

Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

       Trong đó, thứ tự ưu tiên thanh toán tại Luật này quy định như sau:

“Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác.”

Có thể thấy, để có thể thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, cần phải xác định được đối tượng thừa kế hoặc người quản lý di sản. Tuy nhiên nếu người chết có di sản nhưng không xác định được người thế kế hay người quản lý di sản bởi các lý do như: không để lại di chúc hay di chúc không hợp pháp,... thì phải xử lý như thế nào ?

Theo đó, pháp luật về thừa kế có quy định để xác định người thừa kế trong những trường hợp sau:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” 

Cụ thể, người thừa kế theo pháp luật sẽ là những đối tượng được quy định trong Bộ luật Dân sự như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

 Ngoài ra, để đảm bảo những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả nợ do người chết đã vay. Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định người thừa kế không được quyền từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác (Điều 620).

Tuy nhiên, nếu người thừa kế vẫn cố ý không trả tiền thì bên cho vay có quyền khởi kiện giải quyết tại Tòa án (để thuận tiện cho việc triệu tập bị đơn, bên cho vay nên chọn Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để khởi kiện). Bị đơn có thể được xác định như sau:

Tất cả những người thừa kế theo pháp luật (đối với trường hợp người chết không lập di chúc)

Những người được chỉ định thừa hưởng di sản cụ thể trong di chúc (đối với trường hợp người chết có lập di chúc)

       Bên cho vay khi thực hiện khởi kiện cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu thể hiện việc vay và cho vay tiền có xảy ra, chứng cứ chứng minh người vay tiền chết có để lại di sản thừa kế để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Bởi vì Tòa án chỉ thụ lý, giải quyết vụ ánh tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ do người vay để lại khi người vay chết nhưng có để lại di sản thừa kế và còn di sản dôi ra sau khi người thế kế đã chi trả các khoản được quy định tại Điều 658 BLDS đã được nêu trên.

nvcs-luat-su-dan-su 

Dịch vụ Luật sư dân sự NVCS

Thực tiễn và bất cập giải quyết Tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

       Mặc dù đã có các quy định pháp luật để xác định người và nghĩa vụ thực hiện việc trả nợ nhưng thực tế giải quyết vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tiêu biểu là người cho vay thiếu chứng cứ chứng minh để đòi lại tài sản.

Cụ thể, ngày 02/12/2023 ông Nguyễn Văn T có vay tiền của ông Trần N số tiền là 300 triệu đồng; lãi suất thỏa thuận là 1,5%/tháng và cam kết sẽ trả toàn bộ số tiền lãi và vốn cho ông N vào ngày 03/12/2021. Tuy nhiên, đến ngày 06/10/2021, ông T chết do nhiễm bệnh Covid-19, không có di chúc và để lại di sản là căn nhà cấp 4 và thửa đất diện tích 5.065m2, trị giá khoảng 4 tỷ đồng. Sau khi ông T chết, ông N có đến gặp các con của ông T để yêu cầu trả tiền theo hợp đồng vay giữa hai bên nhưng không thỏa thuận được với các con của ông T nên ông N đã khởi kiện những người thừa kế di sản của ông T vào ngày 11/01/2022. Tuy nhiên đơn khởi kiện đã bị Tòa án trả lại vì không đủ điều kiện khởi kiện bởi thiếu các dữ liệu sau:

(1)  Tài liệu, chứng cứ chứng minh ông T đã chết (trích lục khai tử hoặc giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về việc ông T đã chết)

(2)  Tài liệu, chứng cứ chứng minh hàng thừa kế thứ nhất của ông T (giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về việc xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của ông T)

(3)  Tài liệu, chứng cứ chứng minh di sản thừa kế của ông T để lại (giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện về việc xác nhận thông tin quyền sử dụng đất của ông T)

       Sở dĩ, Ông N không thể cung cấp các dữ liệu trên do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp đều từ chối với lý do những thông tin Ông N yêu cầu là những thông tin được bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của ông T nếu Tòa án không yêu cầu theo Điều 38 BLDS 2015

       Vụ án trên đã cho thấy thực tế khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ do người vay tiền chết còn tồn đọng những khó khăn trong việc thu thập các chứng cứ liên quan đến di chúc và tình trạng của người vay đã chết

Trường hợp vụ án tranh chấp di sản quyền thừa kế

       Giả sử trường hợp trên nếu ông T thực sự chưa chết hoặc không để lại di sản,... thì Tòa án có quyền trả lại đơn kiện do chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật theo Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự (Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HDTP giải thích chi tiết chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật). Nhưng nếu việc ông T chết là sự thật và các yếu tố cần thiết để buộc những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ông T cũng hoàn toàn có cơ sở nhưng lại không thể thu thập bằng chứng thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện với lý do này quả thực không hợp lý, gây thiệt thòi không chỉ cho Ông N mà còn cả những người khởi kiện có trường hợp tương tự.

       Ngoài ra, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án của ông N còn cứng nhắc trong quá trình hỗ trợ ông N. Bởi vì theo quy định pháp luật, Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ (Khoản 2 Điều 6 BLTTDS 2015). Thay vì trả lại đơn khởi kiện, Tòa án có thể linh động hơn bằng cách hướng dẫn ông N nói riêng và người khởi kiện nói chung làm đơn yêu cầu thu thập tài liệu, chứng cứ; ban hành công văn hỗ trợ đến cơ quan chức năng đề nghị xác nhận tài liệu, chứng cứ bổ sung vào hồ sơ khởi kiện,... để người khởi kiện có đủ điều kiện được thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật. Hoặc Thẩm phán có thể vẫn tiến hành thụ lý những tài liệu, chứng cứ do ông N cung cấp, sau đó tìm các dữ liệu chứng cứ cần thiết khác song với quá trình giải quyết vụ án, nếu vẫn không có đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án có quyền đình chỉ giải quyết vụ án do không đủ điều kiện khởi kiện theo điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015.

luat-su-vu-an-tranh-chap-thua-ke

Dịch vụ Luật sư Trạn tụng tại Tòa án vụ tranh chấp thừa kế NVCS

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI NĂM 2024

THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI NĂM 2024

Việc nhận nuôi con nuôi không chỉ là quyết định quan trọng trong cuộc đời của một gia đình mà còn là một hành trình ý nghĩa đầy yêu thương và trách nhiệm. Tuy nhiên, để trở thành cha mẹ nuôi, các bậc phụ huynh cần nắm rõ quy trình và các thủ tục pháp lý cần thiết
CÔNG TY CẮT GIẢM NHÂN SỰ, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG HAY KHÔNG MỚI NHẤT 2024?

CÔNG TY CẮT GIẢM NHÂN SỰ, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG HAY KHÔNG MỚI NHẤT 2024?

Khái niệm về cắt giảm nhân sự hiện nay chưa có định nghĩa chính xác theo pháp luật. Tuy nhiên ta có thể hiểu “Cắt giảm nhân sự” là một thuật ngữ trong doanh nghiệp. Từ này thường được sử dụng để mô tả hoạt động giảm số lượng nhân viên trong một tổ chức.
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO TRONG THỞI GIAN ĐÌNH CÔNG ?

TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO TRONG THỞI GIAN ĐÌNH CÔNG ?

Đinh công được hiểu là sự ngừng việc tạm thời của người lao động dù số lượng là bao nhiêu nhưng cũng phải được diễn ra một cách có nguyện và có tổ chức nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao
TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG NGỪNG VIỆC LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN VÀ CÁCH TÍNH MỨC HƯỞNG 2024

TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG NGỪNG VIỆC LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN VÀ CÁCH TÍNH MỨC HƯỞNG 2024

Trong quan hệ lao động, tiền lương là lợi ích mà người lao động luôn phấn đấu để đạt được. Tuy nhiên, những nguyên nhân thực tế như thiên tai, dịch bệnh hoặc các lý do khác từ con
CON BẤT HIẾU, CHA MẸ CÓ ĐƯỢC LẤY LẠI ĐẤT ĐÃ CHO ?

CON BẤT HIẾU, CHA MẸ CÓ ĐƯỢC LẤY LẠI ĐẤT ĐÃ CHO ?

Có Được Lấy Lại Đất Khi Con “Thay Đổi Tính Nết”?; Sang Tên Sổ Đỏ Xong Sẽ Có Quyền Gì?
Các trường hợp hợp đồng uỷ quyền bị vô hiệu

Các trường hợp hợp đồng uỷ quyền bị vô hiệu

Hiện nay, hợp đồng uỷ quyền ngày càng được ưa chuộng, vì vậy để nắm rõ các quy định về hợp đồng uỷ quyền để tránh các trường hợp bị vô hiệu và hợp pháp hợp đồng uỷ quyền để thực hiện các công việc cụ thể. Hãy cùng Luật NVCS tìm hiểu chi tiết về các trường hợp hợp đồng uỷ quyền bị vô hiệu nhé!
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi