Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật? Hãy cùng Luật NVCS tìm hiểu chi tiết về cơ quan có thẩm quyền này thông qua bài viết sau nhé!
1. Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?
Cơ quan nhà nước có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm để xử lý những chủ thể vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là những biện pháp cưỡng chế này sẽ mang đến những hậu quả không mong muốn cho chủ thể vi phạm pháp luật, bao gồm việc tước đoạt và gây thiệt hại đến các quyền, tự do và lợi ích của chủ thể đó.
Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự
2. Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự
Truy cứu trách nhiệm hình sự là buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện.Truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện trên cơ sở chủ thể (có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự) đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong luật hình sự. Thuộc về truy cứu trách nhiệm hình sự là những hoạt động khởi tố của cơ quan điều tra, truy tố của cơ quan viện kiểm sát, xét xử của cơ quan toà án và có thể cả cưỡng chế thi hành biện pháp của trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội của cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chỉ được truy cứu trong thời hạn luật định tính từ ngày tội phạm được thực hiện (và kết thúc). Đó là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Luật hình sự Việt Nam quy định thời hạn là 5 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sau thời hạn trên, người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu:
- Người phạm tội không phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 1 năm tù trở lên;
- Người phạm tội không cố tình trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như không bị truy nã.
Nếu không thỏa mãn các điều kiện kể trên thì thời hiệu sẽ được tính lại từ ngày phạm tội mới hoặc từ ngày ra tự thú hoặc từ ngày bị bắt giữ.
Phù hợp với pháp luật quốc tế, luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định không có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Ngoài ra, luật hình sự Việt Nam còn quy định không có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Xem thêm bài viết: Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự
3. Phân biệt khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự
Khởi tố là một giai đoạn trong hoạt động tố tụng hình sự trong khi truy cứu trách nhiệm hình sự là quá trình bắt người phạm tội chịu hình phạt thích đáng.
Khởi tố là việc cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố hình sự đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm hoặc khởi tố bị can khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Sau khi có quyết định khởi tố, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều ta, giai đoạn khởi tố kết thúc.Bộ Luật hình sự không quy định khái niệm về truy cứu trách nhiệm hình sự (viết tắt là truy cứu TNHS) mà chỉ quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện, hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật này quy định, thì người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Có thể hiểu, truy cứu trách nhiệm hình sự là việc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng từ khi tội phạm được phát hiện, tố giác, kiến nghị đến khi kết thúc quá trình tố tụng bằng bản án, quyết định.
Phân biệt khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự
Vậy, khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự có một số điểm khác biệt sau:
Về thẩm quyền:
Trong một số trường hợp, cơ quan Nhà nước chỉ được phép khởi tố khi có yêu cầu của bị hại (các tội phạm về cố ý gây thương tích, hiếp dâm).
Truy cứu trách nhiệm là thẩm quyền đương nhiên của Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Về thời gian:
Khởi tố: trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn ra quyết định có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Về phạm vi:
Khởi tố là bước đầu tiên trong hoạt động tố tụng hình sự.
Truy cứu trách nhiệm hình sự là cả một quá trình bao gồm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Vậy, khởi tố là một giai đoạn của truy cứu TNHS.
Về thời điểm kết thúc:
khởi tố kết thúc sau khi có quyết định khởi tố, Cơ qua điều tra bước sang giai đoạn tiếp theo là điều tra hoặc quyết định không khởi tố khi không có hành vi phạm tội.
Truy cứu TNHS kết thúc khi có bản án, quyết định của Tòa án hoặc hết thời hiệu truy cứu TNHS nêu trên.
Xem thêm bài viết: Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự