Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không? Hiện nay, nhiều vụ giết người đang diễn ra nhưng khi xét nghiệm, những tên tội phạm này đềutiền sử được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần. Việc người tâm thần có hành vi trái pháp luật dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho người khác và xã hội khiến nhiều người hoang mang. Vậy trách nhiệm hình sự của người tâm thần được quy định như thế nào trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017?

1. Trách nhiệm pháp lý của người tâm thần 

Khi có Bản kết luận giám định của Hội đồng y khoa có thẩm quyền về việc người phạm tội là cá nhân đang bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh lý khác khiến cho người phạm tội mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm thì họ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, những đối tượng này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và gia đình nạn nhân.

Căn cứ khoản 3 Điều 586 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như sau:

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.

- Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.

- Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Theo các quy định trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại sẽ thuộc về người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự. Người giám hộ của những đối tượng đó sẽ có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm pháp lý của người tâm thần 

Trách nhiệm pháp lý của người tâm thần

2. Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tại Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, đã đưa ra quy định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, theo pháp luật hiện hành, người phạm tội khi đang mắc bệnh tâm thần hay một bệnh khác khiến họ bị mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì người phạm tội đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đã vi phạm. 

Để xác định chính xác người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mắc bệnh tâm thần hay không, Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 yêu cầu đây là một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định (theo khoản 1 Điều 206). Một người vì mắc bệnh tâm thần nên họ bị mất khả năng điều khiển và người đó bị mất khả năng điều khiển do họ mắc bệnh tâm thần. Bệnh lý của người thực hiện hành vi phạm tội phải được một Hội đồng giám định pháp y về tâm thần do Bộ luật tố tụng Hình sự quy định tiến hành giám định, xác định và kết luận bằng một bản Kết luận giám định pháp y tâm thần. Bản kết luận giám định là căn cứ để các Cơ quan tố tụng xem xét trách nhiệm hình sự của họ.

Như vậy, đối với trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác gây mất nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi sẽ được miễn trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn đồng thời 02 điều kiện sau:

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các mối quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.

- Tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người đó có kết luận bằng một bản Kết luận giám định pháp y tâm thần của Hội đồng giám định pháp y về tâm thần do Bộ luật tố tụng Hình sự quy định kết luận người phạm tội đang mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Xem thêm bài viết:

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự áp dụng với ai

3. Trường hợp nào người tâm thần phải chịu trách nhiệm hình sự?

Không phải trong mọi trường hợp người bị bệnh tâm thần đều không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo tinh thần của Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015, người bị bệnh tâm thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh. Đồng thời, tình trạng bệnh ở mức làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi.

Còn nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì có thể vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015).

Trong trường hợp này, Tòa án sẽ căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để ra quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi người đó khỏi bệnh thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp nào người tâm thần phải chịu trách nhiệm hình sự

Trường hợp nào người tâm thần phải chịu trách nhiệm hình sự

Trên thực tế, ranh giới để xác định mắc bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi phạm tội hay sau khi thực hiện hành vi phạm tội đôi khi rất mong manh, yêu cầu cơ quan điều tra phải thực hiện các nghiệp vụ điều tra một cách kỹ lưỡng, thận trọng.

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Thời hạn và thời hiệu truy tố là bao lâu?

Thời hạn và thời hiệu truy tố là bao lâu?

Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án; Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án/bị can trong thời hạn sau.
Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

Trong vụ án đồng phạm tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Đồng phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong phạm vi hành vi phạm tội của mình
Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?

Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cơ quan nhà nước có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm để xử lý những chủ thể vi phạm pháp luật. ãy cùng Luật NVCS tìm hiểu chi tiết về cơ quan có thẩm quyền này thông qua bài viết sau nhé
Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không? Nhiều vụ giết người đang diễn ra nhưng khi xét nghiệm, những tên tội phạm này đều có tiền sử được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Trước tiên cần hiểu thế nào là trách nhiệm hình sự. Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi