Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự như nhau không? Không phải lúc nào người thực hành cũng thực hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác (như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) đặt ra. Có trường hợp người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm. Có trường hợp người thực hành tự ý thực hiện những hành vi vượt quá yêu cầu của các đồng phạm khác. Vì vậy, bài viết này sẽ phân tích cụ thể vấn đề trách nhiệm của đồng phạm.

1. Đồng phạm được hiểu là gì?

Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về đồng phạm như sau: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm". Luật hình sự quy định áp dụng "Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra".

Đồng phạm được hiểu là gì

Đồng phạm được hiểu là gì

2. Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Trong vụ án đồng phạm tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Đồng phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong phạm vi hành vi phạm tội của mình.

- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trong đó lưu ý rằng, chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Những hành vi thể hiện người đó là đồng phạm với vai trò là người tổ chức như : thành lập tổ chức phạm tội, đưa ra kế hoạch, biện pháp thực hiện tội phạm, chỉ đạo người khác thực hiện tội phạm, điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm....

- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Có nghĩa là hành vi của họ phù hợp với miêu tả trong yếu tố khách quan cấu thành tội phạm. Hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả tác hại. Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiện phạm tội. Dù đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có người thực hành.

- Người xúi giục là người bị kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi xúi dụng có thể thể hiện ở các dạng như tác động vào tư tưởng người khác làm người khác nảy sinh ý định phạm tội, dụ dỗ, cưỡng ép...Hành vi xúi giục thực hiện trước khi người thực hành thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi xúi giục phải cụ thể nhằm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể. Nếu như hành vi đó chỉ là lời nói có tính chất thông báo, gợi ý chung chung không cụ thể thì không thể coi là người xúi giục. Trong trường hợp nếu xúi giục người dưới 18 tuổi thì người xúi giục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự " o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội" ( điểm o khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ).

- Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi của người giúp sức có thể ở dưới dạng như cung cấp công cụ, phương tiện, thông tin cần thiết để thực hiện tội phạm hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm; hứa che giấu người phạm tội hoặc hứa tiêu thụ tài sản do tội phạm mà có...Hành vi này không trực tiếp gây thiệt hại cho khách thể mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm.

Xem thêm bài viết: 

Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự

Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

3. Xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm như thế nào?

Thứ nhất, Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung

Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra. Luật hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đếu áp dụng hình phạt của cùng một tội mà họ thực hiện. Mọi đồng phạm đều bị áp dụng nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xác định hình phạt.

Thứ hai, nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:

“Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. 

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”

Theo đó, mỗi người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm thể hiện ở chỗ mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì áp dụng trách nhiệm đến đó. Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của người đồng phạm khác

Xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm như thế nào

Xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm như thế nào

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Thời hạn và thời hiệu truy tố là bao lâu?

Thời hạn và thời hiệu truy tố là bao lâu?

Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án; Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án/bị can trong thời hạn sau.
Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

Trong vụ án đồng phạm tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Đồng phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong phạm vi hành vi phạm tội của mình
Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?

Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cơ quan nhà nước có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm để xử lý những chủ thể vi phạm pháp luật. ãy cùng Luật NVCS tìm hiểu chi tiết về cơ quan có thẩm quyền này thông qua bài viết sau nhé
Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không? Nhiều vụ giết người đang diễn ra nhưng khi xét nghiệm, những tên tội phạm này đều có tiền sử được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Trước tiên cần hiểu thế nào là trách nhiệm hình sự. Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi