Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự là gì và khác nhau những gì được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Hãy cùng Luật NVCS so sánh sự khác biệt đối với 2 loại trách nhiệm này thông qua bài viết sau nhé!

1. Trách nhiệm hình sự là gì?

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.

Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong luật hình sự. Trách nhiệm hình sự được đặt ra khi:

1) Chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật;

2) Chủ thể đã thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự là tội phạm;

3) Còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và chủ thể không được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Trách nhiệm hình sự không chỉ giới hạn ở trách nhiệm của người phạm tội mà cần được hiểu rộng hơn với nghĩa là tống hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể: Nhà nước - bên thực hiện trách nhiệm hình sự và người phạm tội - bên chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, Nhà nước có quyền truy tố, xét xử và buộc người phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng và có nghĩa vụ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội không bị xâm phạm; Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, của các biện pháp cưỡng chế nhà nước và có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trách nhiệm hình sự là gì

Trách nhiệm hình sự là gì

Trách nhiệm hình sự gồm có: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo, không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế, tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.

Xem thêm bài viết: Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự

2. Trách nhiệm dân sự là gì?

Nghĩa vụ là việc mà bên có nghĩa vụ phải chuyển giao tài sản, thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền. Khi nghĩa vụ không thực hiện thì bên vi phạm nghĩa vụ sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự. Bộ luật dân sự năm 2015 không đưa ra định nghĩa về trách nhiệm dân sự nhưng về mặt khoa học pháp lý có thể hiểu trách nhiệm dân sự là hậu quả bất lợi mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm nghĩa vụ nói riêng.

Xem thêm bài viết: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật

3. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự của người phạm tội là gì?

Từ khái niệm trách nhiệm hình sự, có thể rút ra một số đặc điểm của trách nhiệm hình sự như sau:

- Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí cùa việc thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả này chỉ phát sinh khi có người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện.

- Trách nhiệm hình sự (TNHS) chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện.

- Trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt - biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp.

- Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đối với Nhà nước chứ không phải đối với người, hay tổ chức mà quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại.

- Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Đặc điểm của trách nhiệm hình sự của người phạm tội là gì

Đặc điểm của trách nhiệm hình sự của người phạm tội là gì

3. Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

 

SO SÁNH

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Chủ thể

Các chủ thể trong trách nhiệm hình sự là Nhà nước đối với người phạm tội.

Các chủ thể trong trách nhiệm dân sự là bình đẳng trước pháp luật.

Tính nguy hiểm cho xã hội

Cao.

Thấp.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm

Là việc thực hiện hành vi phạm tội mà pháp luật quy định của người phạm tội.

Là hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền.

Căn cứ hình thành trách nhiệm

Dựa trên uy quyền, lập pháp của Nhà nước đối với người phạm tội, nhằm bảo vệ lợi ích an toàn ngăn ngừa tội phạm cho xã hội.

Dựa trên thỏa thuận của các bên nhằm bảo vệ lợi ích cho bản thân của các bên.

Hậu quả pháp lý

Hình phạt được quy định trong Bộ Luật hình sự.

Là tài sản, công việc phải làm.

Trách nhiệm thực hiện

Phải do chính chủ thể vi phạm thực hiện.

Có thể chuyển giao nghĩa vụ.

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Thời hạn và thời hiệu truy tố là bao lâu?

Thời hạn và thời hiệu truy tố là bao lâu?

Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án; Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án/bị can trong thời hạn sau.
Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

Trong vụ án đồng phạm tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Đồng phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong phạm vi hành vi phạm tội của mình
Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?

Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cơ quan nhà nước có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm để xử lý những chủ thể vi phạm pháp luật. ãy cùng Luật NVCS tìm hiểu chi tiết về cơ quan có thẩm quyền này thông qua bài viết sau nhé
Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không? Nhiều vụ giết người đang diễn ra nhưng khi xét nghiệm, những tên tội phạm này đều có tiền sử được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Trước tiên cần hiểu thế nào là trách nhiệm hình sự. Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi