
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Khái niệm
Ở thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ văn bản nào ở Việt Nam giải thích về khái niệm các BPNC trong TTHS. Quy định hiện hành về các BPNC trong TTHS là quy định tại Mục I, Chương VII, BLTTHS 2015. Tuy nhiên, những quy định này cũng chỉ dừng lại ở cấp độ liệt kê các loại BPNC hiện có trong pháp luật TTHS Việt Nam. Do đó, để giúp người đọc tiếp cận được khái niệm một cách khách quan, rõ ràng nhất, tác giả sẽ đưa nhiều luồng quan điểm, cách giải thích khác nhau từ nhiều nguồn về BPNC trong TTHS.
Theo giáo trình “Luật tố tụng hình sự” của Trường Đại học Luật Hà Nội, BPNC được giải thích là “là những biện pháp cưỡng chế do pháp luật tố tụng hình sự quy định và được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, hoặc có những hành động gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án dân sự”
Ngoài ra, còn nhiều cách giải thích khác về khái niệm các BPNC trong TTHS. Nhìn chung, dù cho giải thích theo cách nào, theo nhóm tác giả, khái niệm của BPNC phải làm rõ được các nội dung sau: Đây là biện pháp có tính chất cưỡng chế trong tố tụng hình sự, có đối tượng áp dụng và mục đích áp dụng cụ thể đối với quá trình ngăn ngừa, phòng chống tội phạm.
Đặc điểm
- BPNC được xem là sự cưỡng chế của Nhà nước mang tính chất phòng ngừa. Nghĩa là, nó có khả năng ngăn chặn thực hiện tội phạm, việc bỏ trốn, tiêu huỷ chứng cứ, ngăn chặn phạm tội mới và bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhằm góp phần hạn chế tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
- Việc áp dụng các BPNC làm hạn chế một số quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật; và có mức độ hạn chế nghiêm khắc hơn so với các biện pháp khác trong TTHS.
- Đối tượng bị áp dụng thường là: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
- Chủ thể có quyền áp dụng BPNC sẽ tuỳ vào quy định của BLTTHS, người có quyền hạn được quy định tại BLTTHS.
3/ Vai trò và ý nghĩa
- Các BPNC bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tố tụng được thuận lợi, việc chứng minh vụ án đạt hiệu quả cao.
- BPNC góp phần hạn chế sự xâm phạm đến các quyền cơ bản của công dân. Bản chất của BPNC vốn dĩ không phải là hình phạt và hoàn toàn không có mục đích trấn áp, trừng trị đối tượng bị áp dụng.
- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật cũng như thể hiện tính chuyên chính của nhà nước trong quá trình đấu tranh chống tội phạm bằng sức mạnh cưỡng chế.
- Các BPNC là cơ sở pháp lý để các cơ quan, người có thẩm quyền ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của người phạm tội.
4/ Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự:
-
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
-
Bắt;
-
Tạm giữ;
-
Tạm giam;
-
Bảo lĩnh;
-
Đặt tiền để bảo đảm;
-
Cấm đi khỏi nơi cư trú;
-
Tạm hoãn xuất cảnh.