
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
- 1. Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại là gì?
- 2. Căn cứ áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại
- 3. Trách nhiệm thông báo đình chỉ thực hiện hợp đồng
- 4. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại
- 5. Mối quan hệ giữa chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng với các chế tài khác
- 6. Dịch vụ Luật sư tư vấn về chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại tại NVCS
Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại là gì?
Theo Điều 310 Luật thương mại, đình chỉ thực hiện hợp đồng là một biện pháp pháp lý cho phép một bên ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với bên kia. Chế tài này của Luật Thương mại được coi là “đơn phương chấm dứt hợp đồng” theo Luật dân sự.
Theo đó, đình chỉ thực hiện hợp đồng có thể xảy ra trong hai trường hợp: 1) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng và 2) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
dinh-chi-thuc-hien-hop-dong
Có thể nói chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng là chế tài nặng nhất bởi chế tài này làm triệt tiêu hợp đồng, hợp đồng sẽ không được tiếp tục thực hiện và các bên không đạt được những gì đã thỏa thuận.
Căn cứ áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại
Thứ nhất, giữa các bên tồn tại một hợp đồng thương mại và hợp đồng đó có hiệu lực pháp lý. Theo đó, nếu các bên không có hợp đồng thương mại hoặc có hợp đồng thương mại mà hợp đồng đó vô hiệu thì không thể áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Thứ hai, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Trường hợp thứ nhất, trong giai đoạn giao kết hợp đồng, các bên đã thỏa thuận về điều khoản một bên có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu bên còn lại vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp này, các hành vi vi phạm đã được các bên dự liệu và thỏa thuận trong hợp đồng, để khi xảy ra hành vi vi phạm đó, bên bị vi phạm đương nhiên có thể áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Ví dụ: Hợp đồng bán sầu riêng giữa công ty trồng trọt và xuất khẩu sầu riêng Hưng Nguyên và công ty phân phối thực phẩm Bảo Tiến, các bên thỏa thuận ngày 10 hàng tháng, công ty Hưng Nguyên sẽ giao cho công ty Bảo Tiến 10 tấn sầu riêng và công ty Bảo Tiến phải thanh toán trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận hàng. Nếu công ty Bảo Tiến không thanh toán đúng hạn thì công ty Hưng Nguyên sẽ đình chỉ giao hàng cho các tháng còn lại. Như vậy, nếu công ty Bảo Tiến có hành vi vi phạm là không thanh toán đúng hạn thì công ty Hưng Nguyên có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng là đình chỉ việc giao hàng.
Trường hợp thứ hai, khi một trong các bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Theo khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại thì sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng là sự vi phạm cơ bản. Trong trường hợp này, bên bị vi phạm có thể đình chỉ thực hiện hợp đồng để bảo toàn quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm thông báo đình chỉ thực hiện hợp đồng
trach-nhiem-thong-bao
Theo Điều 315 Luật Thương mại, khi áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên đình chỉ phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc đình chỉ hợp đồng. Nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên đình chỉ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại
Theo khoản 1 Điều 311 Luật Thương mại thì khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Theo đó, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
Mối quan hệ giữa chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng với các chế tài khác
Căn cứ Điều 316 Luật Thương mại thì chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng có thể được áp dụng đồng thời với chế tài bồi thường thiệt hại nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại đáp ứng đủ điều kiện để áp dụng chế tài này. Bởi, việc áp dụng các chế tài khác không làm mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia.
Tham khảo bài viết: Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Dịch vụ Luật sư tư vấn về chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại tại NVCS
Với 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thương mại, Công ty Luật TNHH Nguyễn và Cộng sự có đội ngũ Luật sư được đào tạo chuyên nghiệp và có kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn dịch vụ Luật sư tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến Thương mại nói chung và các chế tài thương mại nói riêng. Hãy để đội ngũ luật sư của chúng tôi đồng hành cùng quý khách để giải quyết các vấn đề về pháp lý.
dich-vu-luat-su-tu-van-che-tai-tam-dinh-chi-thuc-hien-hop-dong
Gọi ngay để được luật sư tư vấn miễn phí:
Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU
Điện thoại: 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn