Khi nào được xem là đồng phạm?

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

Thời điểm nào một người sẽ được pháp luật xem là đồng phạm? Hãy cùng Luật NVCS tìm hiểu rõ hơn về thời điểm này thông qua bài viết sau nhé!

1. Khi nào một người được xem là đồng phạm?

Một người được xem là đồng phạm khi người đó thực hiện tội phạm thuộc một trong các trường hợp sau: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức và vụ án có từ 2 tội phạm trở lên.

Trong đó, người đồng phạm bao gồm: 

- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Ngoài ra, người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Vì vậy, đồng phạm có thể là người thực hành tội phạm hoặc không trực tiếp thực hiện tội phạm.

Khi nào một người được xem là đồng phạm

Khi nào một người được xem là đồng phạm

2. Phân loại các hình thức đồng phạm

3.1 Phân loại theo ý thức chủ quan

– Đồng phạm có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong đó giữa những người đồng phạm đã có sự thỏa thuận, bàn bạc trước về tội phạm cùng thực hiện.

– Đồng phạm không có thông mưu trước: Là hình thức trong đó giữa những người đồng phạm không có sự thỏa thuận, bàn bạc trước về tội phạm cùng thực hiện.

3.2 Phân loại theo dấu hiệu khách quan

– Đồng phạm đơn giản: Là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ đồng phạm đều với vai trò là người thực hành.

– Đồng phạm phức tạp: là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số người thực hành còn lại những người khác với vai trò là người tổ chức hoặc xúi giục hoặc người giúp sức.

Hai cách phân loại trên chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận.

Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan và khách quan

– Phạm tội có tổ chức: Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm (Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).

Như vây, đặc điểm của phạm tội có tổ chức là sự cấu kết chặt chẽ giữa những người trong đồng phạm.

Sự cấu kết chặt chẽ tức là chỉ mức độ liên kết cao hơn, chặt chẽ hơn về khách quan và sự phân hóa vai trò nhiệm vụ về chủ quan của mỗi người trong đồng phạm.

ranh giới xác định như thế nào là sự câu kết chặt chẽ chỉ mang tính tương đối. Thực tiễn thừa nhận các trường hợp sau là phạm tội có tổ chức:

+ Những người đồng phạm đã tham gia vào tổ chức phạm tội như Đảng phái chống chính quyền nhân dân, băng ổ trộm, cướp.

+ Những người phạm tội đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước.

+ Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã thực hiện theo kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo.

Xem thêm bài viết: Có bao nhiêu loại đồng phạm?

4. Phân loại đồng phạm theo dấu hiệu chủ quan là gì?

Theo dấu hiệu này, đồng phạm gồm hai hình thức là đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước.

Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó không có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về tội phạm mà họ cùng thực hiện.

Thuộc hình thức đồng phạm này chỉ có thể là trường hợp những người đồng phạm đồng ý với nhau về tội phạm sẽ thực hiện tại nơi tội phạm sẽ xảy ra và thực hiện ngay tội phạm đó hoặc là trường hợp đồng phạm được hình thành khi có người đang thực hiện tội phạm. Trong cả hai trường hợp này, những người đồng phạm đều không có điều kiện để bàn bạc với nhau về tội phạm mà họ cùng nhau thực hiện.

Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm, trong đó những người đồng phạm đã có sự thỏa thuận bàn bạc trước với nhau.

Do có việc thỏa thuận, bàn bạc chặt chẽ như vậy nên giữa những người đồng phạm có mối quan hệ chặt chẽ hơn, có điều kiện chuẩn bị tốt hơn, có khả năng gây thiệt hại lớn hơn,… Hình thức đồng phạm này nhìn chung nguy hiểm hơn hình thức đồng phạm không có thông mưu trước.

Phân loại đồng phạm theo dấu hiệu chủ quan là gì?

Phân loại đồng phạm theo dấu hiệu chủ quan là gì?

5. Phân loại đồng phạm theo dấu hiệu khách quan là gì?

Theo dấu hiệu khách quan, đồng phạm được chia hai hình thức là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp. Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều giữ vai trò là người thực hành.

Đây là trường hợp đồng phạm trong đó tất cả những người đồng phạm đều thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm. Do đều là người thực hành nên những người đồng phạm trong đồng phạm giản đơn được gọi là những người đồng thực hành.

Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó những người đồng phạm giữ vai trò khác nhau.

Đây là trường hợp đồng phạm trong đó không chỉ có người thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà còn có người thực hiện hành vi tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm

Xem thêm bài viết: Đồng phạm là gì?

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Thời hạn và thời hiệu truy tố là bao lâu?

Thời hạn và thời hiệu truy tố là bao lâu?

Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án; Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án/bị can trong thời hạn sau.
Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

Trong vụ án đồng phạm tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Đồng phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong phạm vi hành vi phạm tội của mình
Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?

Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cơ quan nhà nước có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm để xử lý những chủ thể vi phạm pháp luật. ãy cùng Luật NVCS tìm hiểu chi tiết về cơ quan có thẩm quyền này thông qua bài viết sau nhé
Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không? Nhiều vụ giết người đang diễn ra nhưng khi xét nghiệm, những tên tội phạm này đều có tiền sử được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Trước tiên cần hiểu thế nào là trách nhiệm hình sự. Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi