
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì ?
Để xác lập quan hệ lao động, người lao động và người sẽ sử dụng lao động sẽ thông qua ký kết hợp đồng lao động. Kể từ thời điểm giao kết hợp đồng lao động, các quyền và nghĩa vụ của cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ được phát sinh và ràng buộc bởi các điều khoản phù hợp với quy định pháp luật được cụ thể trong hợp đồng lao động. Trong đó, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng là một quyền quan trọng nhằm bảo vệ các bên trong hợp đồng khi có hành vi xâm phạm phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
Nguồn: Internet.
Đơn phương là hành vi từ một phía. Có thể hiểu, khi ký kết hợp đồng phải có sự đồng thuận từ hai bên. Tuy nhiên, một trong hai bên có quyền tự chấm dứt hợp đồng mà không cần sự chấp nhận của bên còn lại sẽ được gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Điều kiện để người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Khi nào thì người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước ?
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Điều 29 của Bộ luật lao động;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật lao động;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật lao động này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.