Phòng ngừa tội phạm là trách nhiệm của ai?

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Khái niệm về phòng ngừa tội phạm cũng như trách nhiệm của việc phòng ngừa tội phạm thuộc về ai? Hãy cùng Luật NVCS tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

1. Phòng ngừa tội phạm là gì?

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội của toàn thể cộng đồng và công dân nhằm nhanh chóng và sớm phát hiện, ngăn chặn, khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tình 4 làm giảm tội phạm.

Phòng ngừa tội phạm là tư tưởng chỉ đạo của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cũng như cách thức, biện pháp của công dân được thực hiện nhằm hạn chế và phòng ngừa tội phạm xảy ra, nếu tội phạm xảy ra thì phải hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả và tác hại của nó. Phòng ngừa tội phạm mang tính hệ thống, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất và có sự phối hợp nhịp nhàng, quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân.

Chủ thể chính của hoạt động phòng ngừa tội phạm bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và công dân. Ở Việt Nam, phòng ngừa tội phạm mang tính kế hoạch, có sự chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan nhà nước cũng như của tổ chức cộng đồng dân cư dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng.

Để phòng ngừa tội phạm, từ trước đến nay Nhà nước ta đã tiến hành nhiều biện pháp, chương trình, trong đó đáng chú ý là phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào quần chúng bảo vệ trị an... và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, trong đó: Phong trào bảo vệ trị an là phong trào quần chúng rộng rãi nhằm bảo vệ an ninh, trật tự được Nhà nước ta phát động giữa năm 1957 trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm từ cuộc vận động ba không. Đây là cuộc vận động có ý nghĩa chiến lược trong cuộc đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia và bọn tội phạm khác, bảo vệ an ninh trật tự. Phong trào này có nội dung chủ yếu: phòng gian (phòng chống gián điệp, bạo loạn. lưu manh, trộm cắp...); phòng cháy và phòng tại nạn. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc là phong trào quần chúng tham gia công tác bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, do Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 30 (1975) phát động trên cơ sở phong trào bảo vệ trị an và phong trào bảo mật phòng gian. Đây là một phong trào có ý nghĩa chiến lược trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa bọn phản cách mạng và bọn tội phạm khác trên phạm vi cả nước. Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm: nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương phép nước, xây dựng môi trường sống lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; làm giảm tội phạm nói chung và làm giảm cơ bản các loại tội phạm nghiêm trọng nói riêng; nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật trong cộng đồng và đẩy mạnh tính chủ động sáng tạo của cấp cơ sở trong công tác phòng, chống tội phạm... ngày 31.7.1998 Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 138/1998/QĐ/1998/TTg về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm với các nội dung cơ bản: phát động quần chúng tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hoá giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư, vận động người phạm tội ra đầu thú; tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tội phạm nhằm nâng cao ý thức pháp luật của công dân, bảo vệ trật tự xã hội; triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở cộng đồng dân cư, trong từng gia đình, trong cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang...

2. Phòng ngừa tội phạm là trách nhiệm của ai?

Phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và nhà nước nhằm khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội

- Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Tòa án, Viện kiểm sát

Nghiên cứu, phân tích tình trạng phạm tội, xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, soạn thảo đề xuất các biện pháp phòng chống thích hợp.

Sử dụng các biện pháp luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn theo chức năng, trực tiếp tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Đối với lực lượng Công an phải trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động phòng ngừa tội phạm theo hai hướng: Tham gia phòng ngừa xã hội (phòng ngừa chung) và trực tiếp tiến hành toàn diện hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ, điều tra tội phạm.

Viện kiểm sát: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền công tố.

Ngoài ra thì còn các cơ quan khác như Thanh tra, kiểm lâm, kiểm sát biển… cũng góp phần tích cực trong việc loại bỏ các yếu tố có thể trở thành nguyên nhân điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm.

Toà án các cấp: Thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm bảo công minh, đúng pháp luật; phát hiện những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để Chính Phủ, các ngành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ.

Bộ Tư pháp trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, khắc phục những sơ hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Thời hạn và thời hiệu truy tố là bao lâu?

Thời hạn và thời hiệu truy tố là bao lâu?

Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án; Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án/bị can trong thời hạn sau.
Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

Trong vụ án đồng phạm tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Đồng phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong phạm vi hành vi phạm tội của mình
Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?

Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cơ quan nhà nước có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm để xử lý những chủ thể vi phạm pháp luật. ãy cùng Luật NVCS tìm hiểu chi tiết về cơ quan có thẩm quyền này thông qua bài viết sau nhé
Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không? Nhiều vụ giết người đang diễn ra nhưng khi xét nghiệm, những tên tội phạm này đều có tiền sử được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Trước tiên cần hiểu thế nào là trách nhiệm hình sự. Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi