THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Các trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh:

Các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh. Vì vậy, khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp, doanh nghiệp đều phải tiến hành thực hiện đăng ký thay đổi kinh doanh  theo trình tự, thủ tục quy định.

Cụ thể, doanh nghiệp khi có sự thay đổi về một số nội dung thông thường sau thường phải thay đồi đăng ký kinh doanh: 

– Thay đổi địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, chuyển trụ sở chính về địa chỉ khác;

– Thay đổi ngành nghề kinh doanh như: bổ sung ngành nghề kinh doanh, rút ngành nghề;

– Thay đổi vốn điều lệ như: tăng/giảm vốn điều lệ, cơ cấu lại phần vốn góp/cổ phần giữa các thành viên/cổ đông;

– Thay đổi thành viên/cổ đông công ty do chuyển nhượng, các thông tin cá nhân của thành viên công ty;

– Thay đổi con dấu Công ty;...

Ngoài ra, trong một số trường hợp Doanh nghiệp sẽ không phải làm thủ tục thay đổi đăng kí kinh doanh như:

- Thay đổi người quản lý doanh nghiệp, thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên của doanh nghiệp;

- Thay đổi cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần (trừ trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do chưa thanh toán một phần số cổ phần đăng kí mua theo quy định).

 

Mức phạt chậm thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký? 

  Khi doanh nghiệp đã xác định nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh, nội bộ doanh nghiệp cần đưa ra quyết định thay đổi cuối cùng. Sau đó cần tiến hành thông báo đến cơ quan kinh doanh trong thời hạn pháp luật quy định, cụ thể trong 10 ngày tính từ thời điểm có thay đổi. Nếu quá thời hạn quy định nêu trên, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 44, 45 Nghị định số 122/2021/ND-CP vì thay đồi đăng ký kinh doanh mà không thông bào với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Qúa thời hạn thông báo quy định từ 11 đến 30 ngày có thề bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

- Quá thời hạn thông báo quy định từ 31 đến 90 ngày có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

- Quá thời hạn từ thông báo từ 91 ngày trở lên có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. 

 

Thủ tục thực hiện đăng ký thay đổi:

Bước 1: Doanh nghiệp xác nhận nghĩa vụ thuế: 

Công ty/doanh nghiệp chỉ phải thực hiện bước này khi có sự thay đổi về địa chỉ trụ sở công ty. Trước Khi thay đổi địa chỉ trụ sở sang một khu vực khác, công ty cần thực hiện thủ tục cơ quan quản lý thuế cũ. Sau khi được xác nhận từ cơ quan thuế, doanh nghiệp đã có thể thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh tại cơ quan kinh doanh nơi đăng ký trụ sở mới của công ty.

Bước 2: Soạn hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

Doanh nghiệp tiến hành soạn hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định của định của Luật Doanh nghiệp hiện hành và Nghị định 01/2021 hướng dẫn. 

Bước 3: Nộp hồ sơ 

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được doanh nghiệp hoặc tổ chức được doanh nghiệp ủy quyền đến nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính hoặc theo hình thức nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận kết quả

Phòng đăng ký kinh doanh sau khi tiếp nhận hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh, trong vòng 03 ngày làm việc, hồ sơ sau khi được thẩm định, trường hợp hồ sơ hợp lệ sẽ được bổ sung, thay đổi thông tin của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia và thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới. 

Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi kinh doanh chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản với yêu cầu cụ thể và nêu rõ lý do chưa hợp lệ để doanh nghiệp kịp thời sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

  1. Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm các thông tin và tài liệu cần thiết để đăng ký các thay đổi trong thông tin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài liệu cụ thể có thể khác nhau tùy theo loại hình doanh nghiệp và loại thay đổi, nhưng thông thường bao gồm các tài liệu sau: 

- Đơn đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh: Là tài liệu chính đăng ký thay đổi trên phần mềm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước, thể hiện các thông tin cần thay đổi và thông tin mới.

- Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp (nếu có): Đây là tài liệu xác nhận quyền thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. 

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ban đầu: Là tài liệu để xác định thông tin đăng ký kinh doanh ban đầu của doanh nghiệp. 

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Là tài liệu để xác định thông tin thuế của doanh nghiệp.  

-Biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc Đại hội cổ đông (nếu có): Là tài liệu để xác định quyết định thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. 

- Nội dung thay đổi của doanh nghiệp: Là tài liệu mô tả chi tiết về các thông tin đăng ký kinh doanh cần thay đổi và thông tin mới. 

- Bản sao các giấy tờ được thay đổi: Là tài liệu để xác định thông tin đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp. 

Cụ thể  về một số loại hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh thường gặp: 

  1. Hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở công ty

– 01 Thông báo về việc thay đổi địa chỉ trụ sở công ty;

– 01 Quyết định thay đổi địa chỉ trụ sở công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần), thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), 

– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi địa chỉ công ty của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên); Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần), thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), 

– 01 Giấy ủy quyền (nếu công ty sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh)

b. Hồ sơ đăng ký thay đổi tên Công ty

– 01 Thông báo về thay đổi tên công ty theo mẫu quy định;

– 01 Quyết định về việc thay đổi tên doanh nghiệp của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên); Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần), thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh);

– 01 Bản sao biên bản cuộc họp về việc thay đổi tên công ty của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên); Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần), thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh);

– 01 Giấy ủy quyền (nếu công ty sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp).

c. Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp

– 01 Thông báo thay đổi vốn điều lệ;

– 01 Quyết định về việc tăng giảm vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên); Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần), thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh); 

– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc tăng giảm vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên); Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần), thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh);

– 01 Giấy ủy quyền (nếu công ty sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi  vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp)

Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh:

Các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây để đảm bảo thực hiện thủ tục đúng quy trình và đạt được hiệu quả cao: 

  1. Kiểm tra các quy định pháp luật liên quan: Trước khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp cần kiểm tra các quy định pháp luật liên quan để đảm bảo thực hiện đúng và tránh gặp phải các rủi ro pháp lý. 
  2. Các doanh nghiệp cần xác định rõ nội dung tiến hành thay đổi.
  3.  Chuẩn bị đầy đủ tài liệu cần thiết: Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu pháp lý liên quan đến thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, ví dụ như Biên bản họp HĐQT, Quyết định của HĐQT, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Giấy đăng ký kinh doanh ban đầu, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp, v.v. 
  4. Thực hiện các thủ tục đúng quy trình và theo dỗi tiến độ thực hiện thay đổi.

nvcs-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam

Một số điểm cần lưu ý sau khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh:

Sau khi đã tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau đây: 

  1. Sử dụng giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh: Các doanh nghiệp cần sử dụng giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh trong các hoạt động kinh doanh của mình. Giấy chứng nhận này sẽ thay thế cho giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ban đầu. 
  2. Các doanh nghiệp cần thông báo việc thay đổi đăng ký kinh doanh đến các đối tác kinh doanh của mình như khách hàng, nhà cung cấp, đối tác liên doanh, đối tác đầu tư... để đảm bảo các bên cùng hiểu rõ thông tin mới của doanh nghiệp. 
  3. Thực hiện các thủ tục liên quan đến thay đổi đăng ký kinh doanh: Các doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục liên quan đến thay đổi đăng ký kinh doanh như thay đổi thông tin trên hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính, chứng từ nội bộ... để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. 
  4. Theo dõi các khoản phí và nghĩa vụ thuế mới: Các doanh nghiệp cần theo dõi các khoản phí và nghĩa vụ thuế mới phát sinh sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh để đảm bảo việc nộp thuế được thực hiện đầy đủ và đúng hạn.

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THÀNH CÔNG TY HỢP DANH

CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THÀNH CÔNG TY HỢP DANH

Để thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân thành Công ty hợp danh, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI ĐỐI VỚI KHOẢN VAY CHUYỂN ĐỔI THÀNH VỐN GÓP TRONG DOANH NGHIỆP

THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI ĐỐI VỚI KHOẢN VAY CHUYỂN ĐỔI THÀNH VỐN GÓP TRONG DOANH NGHIỆP

Trong các mùa Shark Tank, khoản vay chuyển đổi là một thuật ngữ thường được sử dụng. Song, khoản vay chuyển đổi sẽ có ảnh hưởng thế nào đối với Doanh nghiệp, với Các thành viên hiện hữu của Công ty và Chủ nợ?
ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Nếu muốn chuyển trụ sở đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương từ một tỉnh/thành phố trự thuộc Trung ương khác thì cần phải được cấp lại giấy phép kinh doanh.
GIẢI THỂ HAY PHÁ SẢN?

GIẢI THỂ HAY PHÁ SẢN?

Hiện nay chưa chính thức có một Bộ luật hay Luật nào quy định những điều khoản thế nào là giải thể doanh nghiệp. Nhưng có thể dựa vào Luật doanh nghiệp 2020 có thể hiểu khái niệm
THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh. Vì vậy, khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp, doanh nghiệp đều phải tiến hành thực hiện đăng ký thay đổi kinh doanh  theo trình tự, thủ tục quy định.
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi