TƯ VẤN VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ MỚI NHẤT NĂM 2024

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Quyền thừa kế và Quyền hưởng di sản đối với cá nhân

Căn cứ tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền được lập di chúc để định đoạt toàn bộ tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho bất kì người thừa kế nào theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quyền này mọi cá nhân đều được bình đẳng như nhau.

Những người được hưởng thừa kế theo đúng quy định của pháp luật sẽ không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự. Người có hoặc không có năng lực hành vi hoặc người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ đều có quyền hưởng thừa kế. Trong trường hợp này, người giám hộ sẽ thực hiện giúp những người này các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi tài sản mà họ được nhận.

Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 thời điểm mở thừa kế cũng chính là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Toà án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định như sau:

Sau 03 năm, kể từ thời điểm có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án mà vẫn không có tin tức xác thực thì được coi là còn sống;

Biệt tích tại thời điểm xảy ra chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực thì được coi là còn sống;

Bị tai nạn hoặc thảm họa, do thiên tai gây ra mà sau 02 năm, kể từ thời điểm tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực được coi là còn sống, trừ trường hợp luật có quy định khác;

Biệt tích sau 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực được coi là còn sống. Thời hạn này được tính từ thời điểm mà biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực được coi là còn sống.

Theo những quy định trên thì căn cứ để xác minh thời điểm chết của một người là giấy chứng tử, và có quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết. Việc xác định thời điểm chết (hay thời điểm mở thừa kế) có ý nghĩa rất quan trọng vì đây cũng là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

Địa điểm nơi mở thừa kế chính là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản đó.

Người thừa kế

Người thừa kế theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015, bao gồm cá nhân hoặc tổ chức tồn tại tại thời điểm mở thừa kế.

Nếu là cá nhân thì phải là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra mà còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trường hợp là tổ chức hay pháp nhân chỉ tồn tại với thừa kế theo di chúc. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại ngay thời điểm mở thừa kế.

Ngoài ra, Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ mà không có người nhận thừa kế thì số tài sản đó sẽ thuộc về Nhà nước.

Thừa kế theo di chúc

Khái niệm di chúc

Căn cứ tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có thể được lập trước hoặc tại thời điểm người để lại di chúc chết.

Người lập di chúc

Để bảo đảm điều kiện di chúc thể hiện đầy đủ ý chí của cá nhân, Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Người lập di chúc phải là người đã thành niên, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người lập di chúc có các quyền sau đây:

Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

người lập di chúc

nguoi-lap-di-chuc

Di chúc hợp pháp

Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định di chúc hợp pháp như sau:

Di chúc phải đủ các điều kiện về chủ thể như: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.

Đáp ứng điều kiện về nội dung: không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thuần phong mĩ tục.

Điều kiện về hình thức: không trái với quy định của pháp luật, đáp ứng các yêu cầu khi thuộc các trường hợp đặc biệt nêu ở bên dưới. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện về chủ thể và nội dung như trên.

 

Hình thức của di chúc

Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập bằng di chúc miệng.

Di chúc miệng được lập ra trong trường hợp tính mạng người đó bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Sau 03 tháng kể từ khi di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng nghiễm nhiên sẽ bị huỷ bỏ.

Di chúc bằng văn bản bao gồm các loại sau đây:

Có hoặc không có người làm chứng;

Được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, người lập di chúc có thể chọn một trong các hình thức thể hiện của di chúc đó là di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, pháp luật có quy định bắt buộc về hình thức của di chúc để công nhận tính hợp pháp của di chúc như sau:

Đối với di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì pháp luật quy định bắt buộc hình thức phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Đối với di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực.

Lưu ý: Di chúc bằng văn bản tuyệt đối không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số theo thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Điều kiện hợp pháp của di chúc miệng

Di chúc miệng được xem là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng thể hiện được ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất khoảng 02 người làm chứng, ngay sau đó những người làm chứng đồng thời phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời gian khoảng 05 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được đem đi công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu đối với các hình thức di chúc bằng văn bản

Thứ nhất, đối với di chúc bằng văn bản mà không có người làm chứng, căn cứ theo Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc phải tự tay viết di chúc và ký vào bản di chúc, đặc biệt cần tuân thủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 631.

Thứ hai, đối với di chúc bằng văn bản cần có người làm chứng, căn cứ tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người lập di chúc không thể tự tay mình viết bản di chúc thì có thể tự mình soạn, đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc đó, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt tất cả những người làm chứng; những người làm chứng ký xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc đó.

Lưu ý điều kiện người làm chứng: Mọi người đều có thể được làm chứng cho việc lập di chúc, trừ một số người sau đây:

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thứ ba, di chúc phải có công chứng hoặc chứng thực.

Trừ trường hợp pháp luật có yêu cầu, việc công chứng hoặc chứng thực bản di chúc là quyền của người lập di chúc. Tuy vậy, để công chứng hoặc chứng thực, người lập di chúc phải tuân theo quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã tại Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 trước mặt người được quyền công chứng, chứng thực,

Để bảo đảm tính khách quan, Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định các trường hợp Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực di chúc nếu là:

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lập di chúc trong hoàn cảnh không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực, Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các loại di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực như sau: di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực được hay di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó. Có thể thấy rằng, điều kiện có hiệu lực chung trong các trường hợp này là phải có sự chứng kiến của bên thứ ba là người phụ trách cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi mà người để lại di sản thực hiện lập di chúc.

Nội dung di chúc

Pháp luật yêu cầu tối thiểu những thông tin sau bắt buộc phải có trong nội dung của di chúc để phát sinh hiệu lực của di chúc bao gồm:

Ngày, tháng, năm lập di chúc;

Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

Di sản để lại và nơi có di sản;

Như vậy, các nội dung bắt buộc này đã được đơn giản hóa hơn so với Bộ luật Dân sự 2005 nhằm giảm bớt được một số các trường hợp vô hiệu một phần của di chúc trên thực tế.

Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc

Căn cứ tại điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 người lập di chúc có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.

Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung thêm nội dung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật đều như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn với nhau thì chỉ phần bổ sung mới có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước sẽ bị huỷ bỏ.

Quy định về gửi giữ di chúc

Để tránh việc bị thất lạc, hư hỏng di chúc và đảm bảo được tuyệt đối ý nguyện của người lập di chúc không bị người khác xâm phạm, Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc đó. Người giữ bản di chúc bắt buộc phải có những nghĩa vụ về bảo đảm an toàn và bí mật cho di chúc theo luật định.

quy định về giữ hộ di chúc

quy-dinh-ve-gui-giu-di-chuc

Quy định về di chúc bị thất lạc, hư hại

Theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015, kể từ thời điểm được mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ hoàn toàn ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện thật sự của người lập di chúc thì coi như không có di chúc nào và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo đúng nguyện vọng của di chúc. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà di chúc được tìm thấy thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc có yêu cầu.

Hiệu lực pháp luật của di chúc

Hiệu lực pháp luật của di chúc được quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Thời điểm có hiệu lực:

Di chúc có hiệu lực pháp luật được tính từ thời điểm mở thừa kế (là thời điểm người có tài sản chết).

Hiệu lực một phần

Di chúc không có hiệu lực pháp luật một phần trong các trường hợp sau đây:

Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

Cơ quan, tổ chức, đơn vị được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Di sản để lại cho người thừa kế theo nguyện vọng của di chúc bị mất đi một phần.

Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản hoặc họ từ chối quyền nhận di sản.

Với trường hợp vô hiệu một phần có nghĩa chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

Vô hiệu toàn bộ

Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc cuối cùng sẽ có hiệu lực. Khi đó các bản di chúc được lập trước sẽ bị vô hiệu toàn bộ.

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như bảo đảm cho cuộc sống của những người trong một số trường hợp sau đây thì Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, đó là:

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Quy định này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Ví dụ như Ông A và bà B là vợ chồng có một người con chung là bà C. Vì mâu thuẫn vợ chồng, ông A lập di chúc để lại di sản là 1 tỷ 200 triệu đồng (bao gồm tài sản riêng và một phần tài sản trong tài sản chung của vợ chồng) cho bà C.

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm bà B và bà C nên nếu chia thừa kế theo pháp luật thì bà B và bà C mỗi người sẽ hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau và cùng bằng 600 triệu đồng.

Tuy nhiên, trong di chúc của ông A không để lại di sản cho bà B nhưng theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bà B vẫn thuộc đối tượng là người hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Do đó, bà B được hưởng di sản bằng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật. 

Cụ thể: 2/3 x 600 = 400 triệu đồng.

Như vậy, bà B (vợ ông A) được hưởng 400 triệu đồng.

                bà C (con ông A) được hưởng 800 triệu đồng.

Thừa kế theo pháp luật

Khái niệm

Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Thừa kế theo pháp luật là việc thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

Không có di chúc;

Di chúc không hợp pháp;

Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây thuộc phần di chúc không có hiệu lực theo quy định đã trình bày ở trên hoặc phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi

Theo quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Do đó, Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được quyền thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo pháp luật mà còn trong trường hợp thừa kế thế vị.

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Quy định tại Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình như sống chung với con đẻ. Bên cạnh đó, con riêng còn có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình như với cha đẻ, mẹ đẻ. Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không được có những hành vi như ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau.

Tiếp nối quy định trên, Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu như có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì sẽ được quyền thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo pháp luật hoặc thừa kế thế vị.

Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về việc thừa kế của vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang trong thời kì xin ly hôn hoặc đã kết hôn với một người khác như sau:

Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi vẫn còn trong mối quan hệ hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống sẽ được thừa kế khối di sản đó.

Người đang là vợ hoặc chồng của một người nào đó chính ngay tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với một người khác, họ vẫn được thừa kế di sản.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015;

Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật thừa kế;

Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao;

Luật Nuôi con nuôi 2010;

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Dịch vụ tư vấn làm thủ tục xin giấy chứng nhận VSATTP tại NVCS

* Các dịch vụ, thủ tục tư vấn về thừa kế tại Công ty luật TNHH Quốc tế Nguyễn và Cộng sự:

  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ, hướng dẫn bố trí cơ sở theo quy định;
  • Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Theo dõi hồ sơ và nhận giấy chứng nhận giao khách hàng.

* Thông tin liên hệ:

  • Luật sư: Nguyễn Thành Tựu
  • Điện thoại: 09.19.19.59.39
  • Email: tuulawyer@nvcs.vn

 

luật sư tư vấn lập di chúc

                                       luat-su-nguyen-thanh-tuu







 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Kiên Giang - Phú Quốc

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Kiên Giang - Phú Quốc

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ luật sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực thừa kế của NVCS, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình, lợi ích và cam kết của chúng tôi trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế
QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ 2024 

QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ 2024 

Trong hệ thống pháp luật, vấn đề liên quan đến thừa kế thế vị đòi hỏi sự chăm chỉ và sâu sắc để đảm bảo rằng quy định pháp luật không chỉ bảo vệ quyền lợi của người thừa kế mà còn tạo ra một cơ sở pháp lý ổn định
GIẢI QUYẾT THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI NĂM 2024

GIẢI QUYẾT THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI NĂM 2024

Thừa kế là chế định được quy định trong BLDS 2015, điều chỉnh về sự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống hay còn gọi là di sản, dưới hai hình thức là thừa kế theo pháp luật (được quy định tại Điều 649 BLDS 2015) và thừa kế theo di chúc (được quy định tại Điều 624 BLDS 2015)
THỦ TỤC CHI TRẢ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM THEO THỪA KẾ NĂM 2024

THỦ TỤC CHI TRẢ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM THEO THỪA KẾ NĂM 2024

Khi một người thân yêu qua đời, không chỉ là nỗi đau mất mát với gia đình còn phải đối mặt với những thách thức liên quan đến việc quản lý tài sản và thừa kế. Trong quá trình này, thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là khi người đó để lại những khoản tiền gửi có kỳ hạn
THỦ TỤC TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ MỚI NHẤT 2024

THỦ TỤC TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ MỚI NHẤT 2024

rong số những quyền lợi mà người thừa kế được giao thì có một quyền đặc biệt là quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Điều này không chỉ là một quyết định về tài chính, mà còn là một quyết định có sức ảnh hưởng đến cảm xúc
CÁC HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2024

CÁC HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2024

Pháp luật Việt Nam cho phép một người công dân được quyền tự do định đoạt đối với phần tài sản của mình, và bắt buộc những người khác phải tôn trọng ý chí của người đó ngay cả khi người đó đã chết
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi