THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỚI NHẤT NĂM 2024

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

KHÁI NIỆM THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Thủ tục rút gọn trong TTHS là một thủ tục đặc biệt khi có sự rút ngắn về thời gian, đơn giản hóa thủ tục và cách thức giải quyết vụ án đối với thủ tịc TTHS thông thường. Thủ tục này được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện được quy định trong Bộ Luật TTHS 2015 nhằm mục đích giải quyết vụ án nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí và các nguồn lực của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cũng như các đương sự có liên quan khác.

Khai-niem-thu-tuc-rut-gon-trong-to-tung-hinh-su

Khai-niem-thu-tuc-rut-gon-trong-to-tung-hinh-su

Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

  • Giúp giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhiều vụ án ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang hoặc người phạm tội có chứng cứ và lai lịch rõ ràng.
  • Tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí cho cơ quan và người tiến hành tố tụng, tạo điều kiện để tập trung giải quyết các vụ án có tình tiết nghiêm trọng, phức tạp, hạn chế được tình trạng tồn đọng án, tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm.
  • Giúp tạo điều kiện đẩy nhanh vấn đề khắc phục hậu quả do vi phạm, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích cho các cá nhân, tổ chức liên quan.
  • Dân chủ hóa hoạt động TTHS, mở rộng quyền của người tham gia tố tụng, giúp người dân yên tâm hơn khi tham gia vào các quan hệ KT-XH mà không bị ràng buộc bởi quan hệ TTHS.
  • Giúp xử lý kịp thời, nhanh chóng các hành vi vi phạm pháp luật và người phạm tội, đẩy mạnh giáo dục ý thức pháp luật trong xã hội, góp phần phòng ngừa tội phạm.

PHẠM VI ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Theo quy định tại Điều 455 BLTTHS 2015 thì thủ tục rút họn được áp dụng trong phạm vi giai đoạn truy tố và xét xử như: điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Sở dĩ, thủ tục rút gọn được áp dụng cho 2 giai đoạn trên bởi đây là giai đoạn thể hiện rõ nhất chức năng của Cơ quan điều tra, VKS cũng như Tòa án. Cũng chính các giai đoạn này đã hình thành mối quan hệ phối hợp và chế ước giữa 3 cơ quan nêu trên.

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN

  • Trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm

Theo khoản 1 Điều 456 BLTTHS 2015 quy định các điều kiện áp dụng như sau:

  • Người thực hiện hành vi phạm tội phải bị bắt quả tang hoặc là tự thú (thường nhận tội ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội). 

Về bản chất, chứng cứ trong vụ án này thường tương đối đầy đủ và dễ bị phát hiện.

  • Chứng cứ rõ ràng, sự việc phạm tội đơn giản

Sự việc phạm tội đơn giản: thường là các tình tiết của hành vi phạm tội đơn giản/ vụ án ít bị cáo/ có nhiều bị cáo nhưng không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc đồng phạm phức tạp, khó xác định vai trò, vị trí của từng đối tượng. Các dấu hiệu về lỗi, năng lực trách nhiệm hình sự, động cơ, mục đích phạm tội rõ ràng.

Chứng cứ rõ ràng: là không thể gây nghi ngờ về các thuộc tính của chứng cứ và giá trị chứng minh của nó; phản ánh đầy đủ, chính xác và toàn diện các vấn đề cần được chứng minh; xác định được nhanh chóng và chính xác các dấu hiệu cấu thành tội phạm, xác định trách nhiệm hình sự, mức hình phạt.

  • Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng

Nhằm khoanh vùng các loại tội phạm được áp dụng thủ tục rút gọn cho các cơ quan và người tiến hành tố tụng có cơ sở để nhận định phân loại án, tránh khả năng tùy tiện trong quá trình áp dụng.

  • Người phạm tôi có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng

Giúp làm rõ được các yếu tố về nhân thân của người phạm tội, nhằm giải quyết nhanh chóng vụ án cũng như làm cơ sở để xem xét xác định chính xác tội danh và quyết định hình phạt cho người phạm tội một cách đúng đắn. Điều kiện này cũng giúp tiết kiệm thời gian trong việc điều tra xác minh người phạm tội.

  • Trong xét xử phúc thẩm

Theo khoản 2 Điều 456 BLTTHS 2015 quy định các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn như sau:

  • Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn ở cấp sơ thẩm và có kháng cáo/ kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo hưởng án treo
  • Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn ở cấp sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện được nêu trên, có kháng cáo/ kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo hưởng án treo.

Dieu-kien-ap-dung-thu-tuc-rut-gon

Dieu-kien-ap-dung-thu-tuc-rut-gon

QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN ĐỐI VỚI ÁN HÌNH SỰ.

Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ án hình sự được quy định tại Điều 457 BLTTHS 2015 như sau:

  • Từ khi nhận định vụ án có đủ điều kiện được nêu trên, trong vòng 24 giờ, Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Thủ tục rút gọn sẽ được áp dụng từ khi ra quyết định đến khi kết thúc xét xử phúc thẩm trừ trường hợp bị hủy bọ theo Điều 458 BLTTHS 2015.
  • Trong vòng 24 giờ khi ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thì quyết định sẽ được gửi đến cho bị can, bị cáo/ người đại diện của họ, đồng thời, nó cũng được Cơ quan điều tra, Tòa án gửi cho VKS cùng cấp.
  • Trong vòng 24 giờ từ lúc nhận được quyết định, nếu xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra không đúng với pháp luật thì VKS phải ra quyết định hủy bỏ áp dụng và gửi lại cho Cơ quan điều tra.
  • Nếu xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Tòa án không đúng với quy định của pháp luật, VKS kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định để xem xét và trả lời lại VKS trong vòng 24 giờ kể từ lúc nhận được kiến nghị.
  • Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn có thể bị khiếu nại bởi bị can, bị cáo/ người đại diện của họ trong vòng 5 ngày kể từ ngày họ nhận được quyết định. 
  • Khiếu nại về việc áp dụng thủ tục rút gọn phải được gửi đến Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án đã ra quyết định và phải được giải quyết trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Tham khảo bài viết tại Công ty luật TNHH quốc tế Nguyễn và Cộng sự

HỖ TRỢ VỀ LĨNH VỰC HÌNH SỰ TẠI NVCS

Trên đây là những kiến thức chúng tôi cung cấp cho bạn về thủ tục rút gọn trong TTHS. Công ty Luật TNHH Quốc tế Nguyễn và Cộng sự tự hào là đơn vị pháp luật hàng đầu, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ mọi người thông qua nhiều hình thức khác nhau với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và tâm huyết với mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tranh tụng các vụ án/ vụ việc:

  • Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp.
  • Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
  • Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
  • Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
  • Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.


Luat-su-tu-van-hinh-su-nguyen-thanh-tuu

 

Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU

Điện thoại:    09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Thời hạn và thời hiệu truy tố là bao lâu?

Thời hạn và thời hiệu truy tố là bao lâu?

Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án; Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án/bị can trong thời hạn sau.
Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật không?

Trong vụ án đồng phạm tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Đồng phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong phạm vi hành vi phạm tội của mình
Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?

Ai có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cơ quan nhà nước có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm để xử lý những chủ thể vi phạm pháp luật. ãy cùng Luật NVCS tìm hiểu chi tiết về cơ quan có thẩm quyền này thông qua bài viết sau nhé
Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không?

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không? Nhiều vụ giết người đang diễn ra nhưng khi xét nghiệm, những tên tội phạm này đều có tiền sử được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Trước tiên cần hiểu thế nào là trách nhiệm hình sự. Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi