Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI.
Khái niệm.
Tố tụng đối với người dưới 18 tuổi là loại hình tố tụng hình sự đặc biệt được quy định trong Luật Tố tụng hình sự, được áp dụng đối với người phạm tội, bị cáo, người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi, thể hiện tính thân thiện, nhân văn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi cũng như sự trưởng thành và tuổi tác, năng lực nhận thức. Hướng tới sự bình đẳng thực chất giữa các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự và đáp ứng yêu cầu của chính sách hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi.
Đặc điểm.
- Đây là thủ tục dành riêng cho người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi; trong trường hợp khi phạm tội, khi bị tội phạm xâm hại, họ là người dưới 18 tuổi nhưng khi tham gia tố tụng đã đủ 18 tuổi trở lên thì áp dụng thủ tục chung như đối với người đủ 18 tuổi trở lên.
- Thủ tục này có những quy định riêng khi so sánh với thủ tục đối với người trên 18 tuổi sẽ nhận thấy được tính chất thân thiện, sự ưu tiên, nhân đạo hơn của Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng hình sự.
- Thủ tục tố tụng này đặt ra quy trình tố tụng để đáp ứng được các yêu cầu đặc thù về những vấn đề cần phải chứng minh trong tiến trình truy TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và đã được quy định cụ thể tại Điều 416 BLTTHS 2015 như làm rõ các tình tiết định tội, tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, tha miễn TNHS,...
- Nhằm thực hiện chính sách hình sự đối với các nguyên tắc xử lý được luật nội dung nhấn mạnh thủ tục này có những quy định riêng như linh hoạt trong xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội theo hướng là hạn chế truy cứu TNHS,....
Căn cứ xác định tuổi của người phạm tội dưới 18 tuổi.
Để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi chúng ta thường căn cứ vào 1 trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
- Giấy khai sinh/ chứng sinh.
- Giấy tờ tùy thân.
- Hộ chiếu.
Nếu người phạm tội dưới 18 tuổi không có hoặc có mâu thuẫn các loại giấy tờ, tài liệu trên hay có giấy tờ, tài liệu nhưng thông tin không rõ ràng thì:
- Cơ quan/ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoặc các tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt để hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm lại các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó.
- Nếu đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng không xác định được chính xác ngày,tháng,năm sinh thì tùy vào trường hợp cụ thể được nêu ở khoản 2 Điều 417 BLTTHS 2015 và Điều 6 TTLT số 06/2018 của VKSNDTC để xác định tuổi như sau:
- Nếu xác định được tháng nhưng không xác định được ngày sinh được ấn định sẽ là ngày cuối cùng của tháng đó.
- Nếu xác định được quý những không rõ ngày, tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của quý đó làm ngày, tháng sinh.
- Nếu xác định được nửa của năm nhưng không rõ ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối của nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.
- Nếu xác định được năm không rõ ngày, tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối của năm làm ngày, tháng sinh.
- Nếu tiến hành giám định độ tuổi chỉ xác định được khoảng tuổi của người bị hại/ bị buộc tội thì lấy tuổi nhỏ nhất trong khoảng kết quả giám định đưa ra để ấn định tuổi cho họ.
Ví dụ: kết quả giám định độ tuổi của X là khoảng từ 13 tuổi 3 tháng đến 14 tuổi 8 tháng thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ chọn tuổi nhỏ nhất trong khoảng là 13 tuổi 3 tháng để ấn định cho X.
Quy-trinh-tien-hanh-to-tung-hinh-su-doi-voi-nguoi-duoi-18-tuoi
- Khoản 1 Điều 414 BLTTHS 2015 quy định nguyên tắc bảo đảm thủ tục tố tụng thể hiện được sự thân thiện, sự phù hợp đối với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành và khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi. Đồng thời, nguyên tắc này còn đòi hỏi tất cả các quy trình, thủ tục tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ sở vật chất, kỹ thuật của hoạt động tố tụng phải phù hợp với tâm lý, độ tuổi.
- Khoản 2 Điều 414 BLTTHS 2015 quy định nguyên tắc bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi. Nguyên tắc này yêu cầu bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi, xuất phát từ việc đối tượng này thuộc các đối tượng dễ bị tổn thương từ dư luận xã hội bên ngoài cũng như từ tâm lý tự ti bên trong.
- Khoản 3 Điều 414 BLTTHS 2015 quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Đoàn thanh niên, chuyên gia về tâm lý, xã hội, các tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt. Sự tham gia tố tụng của những cá nhân, tổ chức nêu trên giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể nhận thức được đúng về đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, điều kiện, hoàn cảnh, động cơ, mục đích phạm tội,...
- Khoản 4, Khoản 5 Điều 414 BLTTHS 2015 quy định về nguyên tắc tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi và bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp viên pháp lý của người dưới 18 tuổi được quy định tại. Nguyên tắc này không những tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, đánh giá chứng cứ từ nguồn lời khai của người dưới 18 tuổi mà còn tạo cơ hội cho người bị buộc dưới 18 tuổi tự bào chữa và tự nhận thức được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, qua đó nhận ra sai lầm và rút ra những bào học cần thiết cho quá trình phục hồi nhân cách.
XÉT XỬ TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI.
Điều kiện đối với người tiến hành tố tụng người dưới 18 tuổi.
Theo quy định tại Điều 5 TTLT số 06/2018 của VKSNDTC, người tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phải đáp ứng 1 trong các điều kiện sau:
Đối với điều tra viên, cán bộ điều tra, KSV, thẩm phán được phân công tiến hành tố tụng:
- Có kinh nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi trước đây.
- Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.
- Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Đối với Hội thẩm tham gia HĐXX vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng phải thỏa mãn 1 trong các điều kiện sau:
- Có người là giáo viên/ cán bộ Đoàn TNSC Hồ Chí Minh.
- Có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi. (là người có thâm niên công tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người dưới 18 tuổi hoặc là người được đào tạo về giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đồng hoặc những người khác có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi).
Quy định về việc đảm bảo xét xử tố tụng cho người dưới 18 tuổi.
Theo quy định tại Điều 423 BLTTHS 2015 khi xét xử tố tụng cho người dưới 18 tuổi phải đảm bảo được các việc như sau:
- Trong trường hợp đặc biệt cần phải bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín vụ án đó.
- Phiên tòa xét xử có bị cáo là người dưới 18 tuổi phải thì phải có mặt người đại diện của bị cáo/ của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp vắng mặt vì lý do bất khả kháng hay do trở ngại khách quan.
- Phòng xử án phải được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi. Đồng thời, việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo/bị hại/người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa phải được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ.
- Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại/người làm chứng với bị cáo khi bị hại/người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa đối với vụ án có bị hại/ người làm chứng là người dưới 18 tuổi. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại/người làm chứng.
- Khi xét xử, Hội đồng xét xử ưu tiên áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo.
Xet-xu-to-tung-doi-voi-nguoi-duoi-18-tuoi
ĐỐI TƯỢNG CẦN CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI.
Theo quy định tại Điều 416 BLTTHS 2015, khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, sẽ có những vấn đề cần phải được làm rõ so với tiến hành tố tụng thông thường, như sau:
- Độ tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi. Độ tuổi là 1 trong những cơ sở để làm rõ các dấu hiệu, yếu tố khác của người dưới 18 tuổi. Làm rõ sự phát triển về thể chất và tâm thần ở mức độ nào đó tại thời điểm phạm tội, cá thể hóa mức độ nhận thức về hành vi phạm tội sẽ giúp cho việc xác định chính xác hơn tội danh, khung, mức hình phạt và các biện pháp tác động trong quá trình tố tụng, từ đó đưa ra biện pháp giáo dục cải tạo phù hợp để họ trở thành người có ích cho xã hội.
- Điều kiện sinh sống và điều kiện giáo dục.
- Xác đinh có sự xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội phạm tội của người từ đủ 18 tuổi hay không ?;
- Xác định nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của người dưới 18 tuổi.
THÔNG BÁO VỀ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐẾN NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI.
Thời điểm thông báo.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 TTLT số 06/2018 của VKSNDTC, trước khi lấy lời khai, hỏi cung người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, cơ quan/người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải:
- Thông báo trước cho người đại diện/người bào chữa/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ biết về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung để những người này tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật trong một khoảng thời gian hợp lý.
- Theo quy định tại Điều 116 BLTTHS 2015, trong trường hợp người dưới 18 tuổi bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp phải thông báo cho gia đình của họ.
- Theo khoản 5 Điều 419 BLTTHS 2015, phải thông báo cho người đại diện của người dưới 18 tuổi trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam.
- Việc thông báo các hoạt động tố tụng khác được thực hiện theo quy định BLTTHS 2015..
Hình thức thông báo.
Hình thức thông báo tố tụng đến người dưới 18 tuổi được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 TTLT số 06/2018 của VKSNDTC như sau:
- Thông báo bằng văn bản thì trong đó phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, điện thoại liên lạc của người ra thông báo và người được thông báo.
- Có thể thông báo bằng hình thức khác như thông báo trực tiếp, qua điện thoại hoặc phương tiện điện tử khác nhưng ngay sau đó phải gửi thông báo bằng văn bản khi cần bảo đảm sự có mặt kịp thời của người đại diện/bào chữa/bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.
- Người đại diện/bào chữa/bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi khi nhận được thông báo phải thông tin kịp thời về việc có mặt và tham gia tố tụng của mình cho cơ quan/người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được biết.
LẤY LỜI KHAI, HỎI CUNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG DƯỚI 18 TUỔI.
Điều 421 BLTTHS 2015 quy đinh về việc lấy lời khai, hỏi cung người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi như sau:
- Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt/ bị tạm giữ/ bị hại/ làm chứng, khi hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa/ đại diện/ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ biết.
- Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt/bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ. Tương tự, việc lấy lời khai của người bị hại/làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
- Nếu được Điều tra viên, KSV đồng ý người bào chữa/đại diện có thể hỏi người bị bắt/bị tạm giữ/bị can là người dưới 18 tuổi. Người bào chữa/người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt/bị tạm giữ/bị can sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc.
- Thời gian lấy lời khai không quá 2 lần/ngày và không quá 2 giờ/lần, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
- Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá 2 lần/ngày và không quá 2 giờ/lần trừ trường hợp:
- Phạm tội có tổ chức;
- Nhằm mục đích truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;
- Hoặc ngăn chặn người khác phạm tội;
- Để truy tìm công cụ/phương tiện phạm tội hoặc các vật chứng khác của vụ án;
- Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can/bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.
BÀO CHỮA CHO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI.
Quyền bào chữa cho người dưới 18 tuổi được quy định tại Điều 422 BLTTHS 2015 như sau:
- Nếu người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi thì người này có quyền tự bảo chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình.
- Nếu người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi thì người đại diện của họ có quyền lựa chọn tự mình bào chữa hoặc chọn người khác bào chữa cho người bị buộc tội.
- Nếu người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người đại diện hay người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án sẽ áp dụng quy định tại Điều 76 BLTTHS 2015 chỉ định người bào chữa cho họ.
Bao-chua-cho-nguoi-duoi-18-tuoi
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN, CƯỠNG CHẾ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI.
Nếu người dưới 18 tuổi bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là các biện pháp có tính cưỡng chế nghiêm khắc bởi những ảnh hưởng của biện pháp này còn nghiêm trọng hơn các biện pháp được áp dụng cho người thành niên, do đó, pháp luật quy định chỉ áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bao gồm cả biện pháp cưỡng chế áp giải đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật sự cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng.
Những trường hợp thực sự cần thiết theo quy định của pháp luật là những trường hợp mà việc áp dụng các biện pháp này là cách cuối cùng không thể xử lý bằng một cách nào khác. Biện pháp tạm giữ/tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi chỉ được áp dụng khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng các biện pháp giám sát và biện pháp ngăn chặn khác không đem lại hiệu quả. Biện pháp ngăn chặn được áp dụng không chỉ dựa vào các dấu hiệu trốn tránh, gây khó khăn cho hoạt động giải quyết vụ án mà còn phải lưu ý tới các vấn đề về độ tuổi, loại tội phạm, mức độ tội phạm và nhân thân cụ thể của người phạm tội dưới 18 tuổi.
Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn:
- Đối với biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi thời hạn áp dụng phải ngắn hơn thời hạn áp dụng biện pháp này đối với người thành niên, cụ thể là bằng 2/3 thời hạn tạm giam đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Trong trường hợp khẩn cấp, bắt người/tạm giữ/tạm giam việc giữ người sẽ được chia thành 2 trường hợp dựa theo nhóm tuổi của người bị buộc tội là: (1) từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, (2) từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Cụ thể, tại Điều 419 BLTTHS 2015 đã đề ra các căn cứ, giới hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế như sau:
- Thứ nhất, trong trường hợp khẩn cấp, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ/bắt/tạm giữ/tạm giam khi có hành vi phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS 2015 (như giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hiếp dâm, hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đối với một số tội danh cụ thể) nếu có căn cứ được quy định tại các Điều 110, 111, 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của BLTTHS 2015.
- Thứ hai, trong trường hợp khẩn cấp, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ/bắt/tạm giữ/tạm giam nếu có căn cứ quy định tại các Điều 110, 111, 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của BLTTHS 2015 về việc phạm các tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Thứ ba, đối với bị can/bị cáo từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý hay tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt/tạm giữ/tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý nhóm những người mới từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đã có những đặc điểm như là đối tượng lang thang, không nơi cư trú rõ ràng, có tiền án, tiền sự, phạm tội mang tính chất lưu manh, côn đồ hoặc băng nhóm chuyên nghiệp, nếu không tạm giam thì nguy cơ tiếp tục phạm tội là rất cao.
Biện pháp cưỡng chế.
Theo quy định tại Điều 418 BLTTHS 2015, người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có thể được giao cho người đại diện của họ giám sát theo quyết định của cơ quan điều tra/cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, Tòa án để bảo đảm sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
HỖ TRỢ VỀ BÀO CHỮA TỐ TỤNG CHO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TẠI NVCS.
Trên đây là những kiến thức chúng tôi cung cấp cho bạn về quy trình tiến hành thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. Công ty Luật TNHH Quốc tế Nguyễn và Cộng sự tự hào là đơn vị pháp luật hàng đầu, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ mọi người thông qua nhiều hình thức khác nhau với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và tâm huyết với mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tranh tụng các vụ án/ vụ việc liên quan đến ly hôn như:
- Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp.
- Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
- Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
- Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
- Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
- Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.
Luat-su-tu-van-hinh-su-nguyen-thanh-tuu
Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU
Điện thoại: 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn